(Post 16/08/2007) Nhằm mục đích nâng cao hơn
nữa chất lượng đào tạo cho chương trình mới ACCP i7.1 được triển khai
đồng loạt ở Việt Nam trong tháng 8/2007, Aptech Ấn Độ cử chuyên gia Manjeet
Singh đến Đà Nẵng đào tạo cho các giảng viên nòng cốt đến từ 30 trung
tâm Aptech tại Việt Nam.
Các giảng
viên tham gia khóa huấn luyện |
|
Khóa đào tạo được tổ chức từ ngày 19 đến 28/7/2007 kể
cả ngày Chủ Nhật. Các giảng viên được đào tạo các công nghệ mới nhất hiện
đang được áp dụng cho hơn 600 công ty tin học lớn trên toàn thế giới.
Trong khóa huấn luyện này, Java được chọn như là một công nghệ mũi nhọn
xuyên suốt. Mặc dù Java đã được giảng dạy nhiều năm qua trong chương trình
ACCP của Aptech cùng với Dot net, nhưng lần này thời lượng giảng dạy Java
trong chương trình mới i7.1 được phân bổ nhiều hơn với những công nghệ
mới như RMI, JSP 2.0, SERVLET 2.4, STRUTS 1.3, JSF 1.1, EJB 2.0. Các công
cụ phát triển Java cũng được thay đổi mang tính hiệu quả: NetBean 5.0,
Eclipce 3.2.1 và Web Logic giúp các lập trình viên xây dựng các ứng dụng
Java cực kỳ chuyên nghiệp.
Softech Aptech, đơn vị đăng cai tổ chức đã chuẩn bị chu
đáo mọi hoạt động hầu cần cho lớp học. Mặc dù thời gian ngắn nhưng tất
cả các giảng viên đều thực sự cảm thấy hài lòng với công tác tổ chức và
nội dung tập huấn. Việc “ngồi lại với nhau” của các giảng viên đến từ
30 trung tâm của cả nước cũng là một dịp hiếm có để trao đổi những kinh
nghiệm quí báu nhất. Các giảng viên ra về với một kho kiến thức mới và
gần 2GB tài liệu sẽ là hành trang xuyên suốt giúp các thầy cô trong công
tác giảng dạy đạt chất lượng ngày càng cao hơn.
Các giảng viên nhận chứng chỉ tốt nghiệp |
|
Đồng thời với việc nghiên cứu công nghệ, nhóm giảng viên
nòng cốt của Aptech VN đã thống nhất thành lập diễn đàn Java Aptech Vietnam
(JAV). Hơn 30 giảng viên Aptech nòng cốt tham gia diễn đàn nhằm mục đích
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, chia sẻ tài nguyên, soạn thảo giáo trình,
nghiên cứu chuyên đề,…
Theo ông Rajat Adhikary, đại diện của Aptech Ấn Độ đang
công tác tại Việt Nam, khóa huấn luyện thực sự đem lại hiệu quả và giảm
chi phí so với việc hằng năm phải cử giảng viên đi Ấn Độ tập huấn, phía
Ấn Độ sẽ có kế hoạch tiếp tục tổ chức các khóa huấn luyện khác tại VN
trong thời gian tới.
Lợi
ích đem lại từ khóa huấn luyện
1. Trang
bị công nghệ mới cho giảng viên trong một thời gian ngắn (giảm
bớt thời gian tự nghiên cứu)
2. Chuẩn
hóa công nghệ (kiến thức), công cụ và phương pháp, qua đó giúp
các trung tâm Aptech tại VN có chất lượng đào tạo đồng đều hơn.
3. Giảm
chi phí đáng kể so với việc cử người đi học tại Ấn Độ
4. Hình
thành đội ngũ giảng viên cốt cán cho các trung tâm, từ đó nhân
rộng ra qua các chuyên đề tập huấn nội bộ. |
(theo Softech-Aptech)
|