(Post 20/09/2007) Khi "đắm đuối"
nhân vật nào đó trong một trò chơi trên vi tính, hẳn bạn từng hỏi "làm
thế nào mà nhân vật này lại thật đến thế?". Đó là một nghề đang hình
thành ở VN với nhiều bạn trẻ đã tự mày mò, chiêm nghiệm làm nên nhân vật
của mình... Và một trong số đó là Nguyễn Trường Giang, một cựu Aptechite
của FPT-Aptech. Giang cũng chính là người đã cùng Nguyễn Việt Sơn (nhóm
trưởng, đang học liên thông tại Oxford Brookes University - Singapore)
là tác giả của phần mềm Quản lý thư viện - cũng là project cuối năm 2
- viết riêng cho trường và được cô thủ thư của FPT-Aptech đánh giá rất
cao về những công năng mà nó đem lại
Trường
Giang (bìa trái), Minh Khoa (bìa phải) đang tạo hồn cho game Ảnh:
T.ĐẠM |
|
"Thiết kế nhân vật cho game, gọi là một nghề
nhưng hiện nay nó là nghề không lương dù nhiều người đang tự thiết kế
những nhân vật cho riêng mình", Trường Giang (đồ họa viên 3D
ở Công ty Sáng Tạo) cho biết.
Quả vậy, các công ty hiện chỉ mới dừng ở công đoạn gia
công theo kịch bản dựng sẵn từ nước ngoài. Còn âm thầm trong những ngôi
nhà, vào ban đêm, với chiếc máy tính đủ để thiết kế đồ họa, nhiều người
trẻ đang ấp ủ một dòng game VN. Theo họ, đây đang là nghề "hot"
ở nước ngoài, chắc chắn sẽ phát triển trong nước trong vòng một đến hai
năm tới.
"Cho dù ngành này
đào tạo chưa bài bản; nhiều nhà đầu tư chỉ mới dòm ngó chứ chưa
dám mạnh tay đầu tư vào nhân lực, nhưng cơ hội tìm kiếm việc làm
hiện vẫn rất lớn", tiến sĩ Lê Hùng Tiến (giảng viên ĐH Bách
khoa TP.HCM, giám đốc Trung tâm đào tạo Redsun) cho biết.
Tại trung tâm của anh, ba
năm qua lúc nào cũng có 17-20 chỗ làm được đặt sẵn từ các công ty
trong và ngoài nước. |
Nhưng đồ họa về người còn là cả một câu chuyện không
đơn thuần kỹ thuật. Võ Nguyễn Minh Khoa, phụ trách phát triển lĩnh vực
game của Công ty Entec, gọi đó là "sức sống" để truyền vào nhân
vật.
"Nhập tâm" với nhân vật, những đêm không ngủ
của Trường Giang là những giây phút tỉ mẩn với cặp mắt, bờ môi, thân thể,
tạo đường cong theo nguyên lý giải phẫu. Theo Giang, "nghề này đòi
hỏi 60% là mỹ thuật, kỹ thuật 3D chỉ là phương tiện hỗ trợ mà thôi".
Vì vậy, để có nhân vật "sống", ngoài cảm xúc
thật sự với nhân vật đang thiết kế, còn là việc thấm nền văn hóa thời
kỳ nhân vật do mình đang xây dựng. Chẳng hạn xây dựng nhân vật thời Hùng
Vương, Giang đi lùng sục những cuốn sách hoặc lên mạng tìm kiếm thông
tin để cảm nhận cuộc sống, con người thời đó.
Căn phòng trọ của Trần Văn Truyện, Công ty Niềm Tin Việt
(Vifaco), cũng là cả một bộ sưu tập tranh về người do Truyện tự vẽ trên
sơn dầu cho riêng mình hoặc tặng bạn bè. Với Truyện, người làm 3D chuyên
về thiết kế nhân vật ít nhất phải có trong người chút "máu nghệ sĩ”.
Thực tế những bạn trẻ hiện đang làm nghề này, gia công
tại công ty hoặc tự làm cho riêng mình đều biết nghề nhờ tự học.
Trường Giang mê game từ khi là cậu bé lớp 6. Cho đến
một ngày, khi đang học lập trình viên của FPT-Aptech, phát hiện có một
nghề này rất phát triển trên thế giới, thế là Giang ngày đêm lao vào học,
chủ yếu từ tài liệu nước ngoài trên mạng. Khi ra trường Giang cũng có
"vốn liếng" kha khá của ngón nghề riêng này.
Cũng vậy, Minh Khoa, Quốc Cường, Văn Truyện đều học bằng
cách tự mày mò, tự thực hành, tự lập nhóm, tự trao đổi thông tin trên
mạng... Một đồ họa viên tiết lộ: "Vào nghề mới phôi thai này,
nhiều người đang còn "ẩn danh" lắm, âm thầm thiết kế cho mình
những nhân vật cho game, chờ đợi những dự án xuất hiện, những công ty
sản xuất game Việt ra đời"...
ĐẶNG TƯƠI
(theo Tuổi Trẻ Onlne) |