(Post 18/02/2008) ...Sự đánh giá cao từ tập
đoàn Aptech đã tạo thuận lợi cho việc mở rộng thêm các trung tâm đào tạo
khi FPT ký kết với Aptech Ấn Độ nhằm cung ứng nhân lực cho thị trường
phần mềm VN. Năm 2007, hệ thống FPT-Aptech toàn quốc đã đón nhận thêm
khoảng 3.000 học viên, phần nào giải cơn khát nhân lực phần mềm tại VN.
Sau Trung
Quốc và Ấn Độ, thị trường phần mềm VN đang nhận được sự quan tâm
hơn từ IBM - Trong ảnh: Các lập trình viên của FPT Software |
|
Bước vào và bước ra
Năm 2007, IBM đã mở Trung tâm dịch vụ toàn cầu đầu tiên
tại VN với số nhân viên được tuyển dụng đang làm việc tại đây hơn 200.
Trung tâm tại VN sẽ cung cấp các dịch vụ CNTT trong các lĩnh vực thương
mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, phân phối và quản lý điện tử cho
khách hàng của IBM tại châu Âu và châu Phi quý 1/2008. Với việc mở 2 trung
tâm tại VN, IBM phải thực hiện việc ký kết các thỏa thuận đào tạo lập
trình viên với các đối tác tại VN để tuyển dụng vào làm việc tại hai trung
tâm này. IBM đã ký kết với Hanoi CTT và Đại học Bách Khoa Hà Nội chương
trình hơp tác đào tạo của IBM (CEIS). IBM kỳ vọng năm 2008 sẽ tiếp nhận
khoảng 2.000 lập trình viên từ các đối tác, và đến năm 2010 sẽ nâng lên
thành 5.000.
Tiếp bước FPT, công ty Giải pháp NCS đã đi ra thế giới
bằng cách mở Cty Giải pháp NCS tại Nhật Bản với số vốn điều lệ 200.000
USD. NCS tại Nhật Bản sẽ hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, kinh doanh
phần mềm và các sản phẩm nội dung số, đào tạo kỹ sư, cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng trên mạng và tư vấn các giải pháp tin học… Số nhân viên
ban đầu tại NCS Nhật Bản khoảng 30 người, nhưng công ty này cũng triển
khai dịch vụ cung cấp nhân sự cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong khi đó, FPT đã nhận giải thưởng “Leadership Center”
dành cho đơn vị đào tạo tốt nhất hệ thống Aptech tại Hội nghị toàn cầu
“Aptech World Leadership Summer 2008” diễn ra tại Ấn Độ. Giải thưởng Trung
tâm xuất sắc nhất toàn cầu của Aptech xét trên các tiêu chí như số lượng
sinh viên đông nhất và đạt chất lượng cao nhất; số lượng giảng viên đạt
chứng chỉ của Aptech lớn nhất; các công tác hỗ trợ tuyển dụng cho sinh
viên khi ra trường… Sự đánh giá cao từ tập đoàn Aptech đã tạo thuận lợi
cho việc mở rộng thêm các trung tâm đào tạo khi FPT ký kết với Aptech
Ấn Độ nhằm cung ứng nhân lực cho thị trường phần mềm VN. Năm 2007, hệ
thống FPT-Aptech toàn quốc đã đón nhận thêm khoảng 3.000 học viên, phần
nào giải cơn khát nhân lực phần mềm tại VN.
Đón làn sóng sáng tạo CNTT mới
Trong chuyến sang VN vào trung tuần tháng 1/2008, ông
Steven Mills, phó chủ tịch cấp cao IBM, cho rằng VN chưa thể trở thành
cường quốc CNTT trong 10 năm tới, nhưng VN cần đặt mục tiêu trở thành
cường quốc về nguồn nhân lực CNTT sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đối mặt với
tình trạng lương tăng và sự khan hiếm nhân lực tại Ấn Độ, IBM đang tìm
kiếm các đối tác mới trong chiến dịch phát triển toàn cầu, trong đó VN
và Trung Quốc là những ưu tiên hàng đầu. Ông cho rằng, trong 3-5 năm tới
là thời kỳ bùng nổ thực sự của các giá trị sáng tạo trong lĩnh vực CNTT
và VN đang có cơ hội tiếp cận và trở thành một phần của đợt sóng này.
IBM có thể đầu tư nhiều hơn vào ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng tại
VN, giúp VN tạo ra một thế hệ mới có đầy đủ kiến thức về ngân hàng mà
thế giới muốn khai thác. Vấn đề phải được nhìn rộng hơn là không chỉ các
công ty CNTT hoạt động trong nội địa, mà còn bước ra bên ngoài như FPT
hay mới nhất là NCS. Trong đợt sóng sáng tạo CNTT tiếp theo trong những
năm tới. các tập đoàn lớn về CNTT nói chung và phần mềm nói riêng cũng
sẽ đổ vào VN như sự tất yếu phải đầu tư vào một nền kinh tế đang tăng
trưởng mạnh và ổn định, với nguồn lao động rẻ, dồi dào và ngày càng được
nâng cao về chất lượng.
Bước chân sang Nhật là một bước đi đúng nhằm khai thác
một thị trường phần mềm và dịch vụ giải pháp với tổng giá trị hơn 200
tỷ USD. Sau 2 năm hoạt động, FPT Software Nhật Bản đã đạt được doanh số
khả quan 16 triệu USD; riêng năm 2007 tăng trưởng 90% so với năm 2006.
Năm 2007 cũng là năm đầu tiên FPT Software đạt mức tăng lợi nhuận trong
xuất khẩu phần mềm vượt ngưỡng 10 triệu USD, gấp 2 lần so với năm 2006.
Trong đợt sóng sáng tạo CNTT toàn cầu sắp tới, theo ông
Steven Mills, giá nhân công ở tất cả các nước, trong đó có VN, sẽ ngày
càng tăng, ưu thế hàng đầu khi sử dụng lao động trong ngành CNTT và đặc
biệt là ngành phần mềm không hẳn là giá rẻ, mà là kiến thức ngành và các
kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bản thân các tập đoàn quốc tế
khi triển khai các dự án tại VN đã chấp nhận tuyển dụng nhân lực để huấn
luyện tại chổ, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo nhằm tạo mặt bằng về chuyên
môn và kỹ năng toàn cầu. Dự án của IBM, Microsoft được mở rộng ra qui
mô và triển khai đúng tiến độ hay không phụ thuộc vào chính yếu tố này.
Diệu Tiên
(theo báo Doanh Nhân Sài Gòn)
|