(Post 10/06/2008) “Sáng kiến châu Á về chuẩn
kỹ năng chung cho kỹ sư CNTT” đã được Bộ trưởng Bộ kinh tế – Thương mại
và Công nghiệp Nhật bản khởi xướng nhằm xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn
chung để đánh giá khả năng của những người làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Lễ ký thoả
thuận chứng nhận chuẩn kỹ năng CNTT giữa Hai Trung tâm sát hạch
kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam (VITEC) và Nhật Bản (JITEC)
tại Hà Nội. |
|
Nền tảng phát triển "Chuẩn kỹ năng Kỹ sư CNTT"
(gọi tắt là “Chuẩn kỹ năng CNTT”) kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc
bởi khoa học và công nghệ, mà nhất là CNTT ngày nay đang đóng vai trò
chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu
tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển
CNTT. Bên cạnh các hình thức đào tạo chính quy, đã có những hình thức
khác nhau, thích hợp cho các loại đối tượng khác nhau có nhu cầu kiến
thức về CNTT. Tuy nhiên trên thực tế, thật khó khăn nếu muốn tìm được
việc làm ở các Công ty CNTT của nước ngoài, bởi với tấm bằng Đại học trong
nước (cho dù là bằng Đại học chính quy chuyên ngành CNTT), bạn cũng chưa
đủ để chứng minh được trình độ, khả năng của mình!
Trước tình hình đó, tháng 10/2000, tại Chiang Mai (Thái
Lan), “Sáng kiến châu Á về chuẩn kỹ năng chung cho kỹ sư CNTT” đã được
Bộ trưởng Bộ kinh tế – Thương mại và Công nghiệp Nhật bản khởi xướng.
Mục tiêu của chương trình này là xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chung
để đánh giá khách quan khả năng của những người làm việc trong lĩnh vực
CNTT. Đồng thời, chương trình cũng định hướng cho việc đào tạo nhân lực
CNTT tại các nước thành viên. Tham gia vào sáng kiến này, người đáp ứng
được yêu cầu sát hạch ở một nước thì được coi là có kỹ năng tương đương
với người đáp ứng yêu cầu sát hạch theo loại hình tương tự ở nước khác.
Mục đích của chương trình còn có ý nghĩa để khuyến khích và tạo điều kiện
dễ dàng cho việc trao đổi nhân lực CNTT giữa các nước trong khu vực gồm:
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Nhật Bản là nước đầu tiên triển khai chương trình sát
hạch kỹ sư CNTT gần 40 năm nay (từ năm 1969), áp dụng trong sàng lọc và
tuyển chọn nhân lực CNTT. Đối với các kỹ sư CNTT của Nhật Bản thì việc
có được tấm bằng do Trung tâm sát hạch kỹ sư CNTT Nhật bản (JITEC) cấp
sẽ giúp nâng cao địa vị xã hội của họ. Theo thống kê của JITEC thì chỉ
tính riêng trong 10 công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT-TT tại Nhật Bản
có tổng doanh thu năm 2003 là 2.770 tỷ Yên, đã có hơn 37.000 người có
chứng chỉ của JITEC, chiếm 80% nhân lực.
Còn ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế cũng như việc chuẩn bị nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Chính
phủ điện tử, Thương mại điện tử, Ngân hàng điện tử, Doanh nghiệp điện
tử... Trung tâm sát hạch CNTT và Hỗ trợ đào tạo (VITEC) trực thuộc Bộ
Khoa học-Công nghệ cũng đã được thành lập. Trung tâm này có nhiệm vụ nghiên
cứu và phát triển các mức chuẩn kỹ năng CNTT, xây dựng chuẩn kỹ năng CNTT
cho Việt Nam dựa trên chuẩn của Nhật Bản, tổ chức các khoá đào tạo và
các kỳ sát hạch CNTT dựa trên các chuẩn kỹ năng CNTT. Mới đây giữa VITEC
và JITEC đã ký kết thoả thuận chứng nhận lẫn nhau giữa hai chuẩn kỹ năng
kỹ sư CNTT hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Điều này cho thấy những quy
định về chuẩn kỹ sư CNTT của Việt Nam do VITEC đưa ra về trình độ đã ngang
bằng với Nhật Bản, và có ý nghĩa quan trọng, bởi nó đã được nước ngoài
công nhận.
Có 2 loại hình là kỹ sư CNTT cơ bản (FE) và kỹ sư thiết
kế và phát triển phần mềm (SW).
Với chứng chỉ kỹ sư CNTT cơ bản (FE), yêu cầu về kiến
thức chung bao gồm: Khoa học máy tính, hệ thống máy tính, phát triển vận
hành, công nghệ mạng, công nghệ cơ sở dữ liệu (CSDL), an ninh chuẩn hoá,
tin học hoá và quản lý. Các kỹ năng cần đạt trong FE là: Phần cứng, giải
thuật, cấu trúc dữ liệu và CSDL, mạng truyền thông, xử lý thông tin, thiết
kế chương trình và lập trình.
Với chứng chỉ kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm (SW)
phần kiến thức chung nhìn chung yêu cầu giống chứng chỉ FE nhưng bỏ phần
tin học hoá và quản lý. Tuy nhiên phần kỹ năng đòi hỏi cao hơn bao gồm:
Kỹ nghệ phần mềm, giải thuật, cấu hình hệ thống mạng, CSDL, an ninh thông
tin, đánh giá hệ thống.
Như vậy, việc chuẩn hoá kỹ năng của đội ngũ kỹ sư CNTT
của Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng. Nguồn nhân lực CNTT được chuẩn
hoá sẽ giúp Việt Nam xây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường CNTT,
nhất là thị trường phần mềm, như là một địa điểm gia công phần mềm có
chất lượng cao, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và
thế giới.
Ý nghĩa và mục tiêu phát
triển "Chuẩn kỹ năng CNTT"
Kết quả cuộc điều tra do Viện hàn lâm Trung ương về CNTT
Mỹ thực hiện đối với các kỹ sư xử lý thông tin đã cho thấy một vấn đề
quan trọng cần được giải quyết trong giới công nghiệp và viện đào tạo
như kiểu trường học. Đó là việc thiết lập các hướng dẫn nhằm xác định
rõ xem giới công nghiệp và giới đào tạo hy vọng đạt được điều gì. Trong
khi những hướng dẫn này rất cần thiết cho việc xác định mức độ học vấn,
kỹ năng và năng lực cần được trang bị cho các kỹ sư CNTT - những người
làm việc thực sự trong giới công nghiệp, chúng cũng cần xác định những
mô hình kỹ sư CNTT – những người có thể được thế giới công nhận, và xác
định cách thức mà các trường học và các viện đào tạo có thể triển khai
việc đào tạo của mình theo các mô hình đó. Một ví dụ về hướng dẫn là "Chuẩn
kỹ năng cho kỹ sư CNTT" do Trung tâm Tây Bắc về các công nghệ trọng
điểm ở Mỹ; đây là một phần của "Các chuẩn kỹ năng" do Bộ Lao
động Mỹ xây dựng.
"Chuẩn kỹ năng CNTT" được xây dựng như một
công cụ để giải quyết vấn đề nêu trên, và áp dụng đối với mọi loại hình
sát hạch kỹ sư CNTT như một tiêu chuẩn để đánh giá kỹ năng của người kỹ
sư được đào tạo bồi dưỡng. Việc áp dụng chuẩn kỹ năng có ý nghĩa quan
trọng đối với giới công nghiệp trong việc "tuyển chọn nhân lực được
đảm bảo có khả năng thực hiện các công việc thực sự". Đối với các
viện đào tạo như trường học, nó có ý nghĩa cho việc "hiểu biết và
xác nhận những kiến thức, khả năng, và các mức đô đạt được của người kỹ
sư theo yêu cầu của các doanh nghiệp ". Đối với các cơ quan chính
phủ, điều này có ý nghĩa cho việc "nắm được trình độ kỹ thuật của
toàn bộ giới công nghiệp"
Cấu hình của Chuẩn kỹ năng
CNTT
Chuẩn kỹ năng CNTT là công cụ để cung cấp thông tin về
kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc phát triển hệ
thống như xây dựng, kiểm soát vận hành, sử dụng và đánh giá Hệ thống thông
tin (HTTT) trong các tổ chức (như các doanh nghiệp chẳng hạn). Nó cũng
cung cấp các chỉ tiêu để xác định các kết quả công việc của hệ thống sát
hạch kỹ sư công nghệ thông tin: Tổng quan về hệ thống mới và Phạm vi sát
hạch, mô tả các kiến thức, công nghệ (kiến thức kỹ thuật) và khả năng
mà KS xử lý thông tin cần phải có, và các chỉ tiêu về hiệu năng (được
liệt kê trong mục 1, 2 và 3 dưới đây). Các chuẩn kỹ năng được thiết lập
sẽ mô tả các điểm này chuyên sâu hơn qua tham khảo tư vấn các công việc
cụ thể.
- Vai trò và công việc
- Mức độ kỹ thuật cần thiết
- Phạm vi sát hạch: buổi sáng và buối chiều.
Chuẩn kỹ năng CNTT gồm 3 loại thông tin kỹ thuật. Trong
chuẩn này, chuẩn kỹ năng cho từng người được thiết lập theo phân loại
tương ứng với loại hình sát hạch:
1. Các hoạt động chủ chốt
Phần này mô tả các công việc là quan trọng nhất đối
với mỗi loại hình sát hạch. Nó mô tả “vai trò và công việc” nhưng chuyên
sâu hơn.
2. Tiêu chí kỹ năng
Phần này mô tả kiến thức và kỹ năng gì cần được sử
dụng khi thực hiện các hoạt động chủ chốt trong như đã nêu trên, đồng
thời mô tả các tiêu chí về hiệu năng để xác định cần phải đạt được những
kết quả gì. Nó mô tả “các mức độ kỹ thuật cần thiết” trong mục 2) nêu
trên.
3. Khung kiến thức
Phần này mô tả một cách hệ thống các kiến thức chung
không phụ thuộc vàp loại hình sát hạch và kiến thức cần thiết để tực
hiện các hoạt động chủ chốt trong (1) ở trên. Đồng thời nó cũng bao
gồm “phạm vi sát hạch” nêu trên.
Hình ảnh về kỹ sư CNTT cơ
bản và các chuẩn kỹ năng
Trung tâm
Sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo (VITEC) và Hiệp hội Doanh nghiệp
Phần mềm Việt Nam (VINASA) ký kết thoả thuận hợp tác áp dụng chuẩn nguồn lực CNTT. |
|
Chuẩn kỹ năng KS CNTT cơ bản được chuẩn bị để áp dụng
khung chuẩn kỹ năng KS CNTT nói chung cho các KS CNTT cơ bản.
Hình ảnh về kỹ sư CNTT cơ bản
Trong một dự án phát triển hệ thống thông thường, KS
CNTT cơ bản nhận các bản thiết kế bên trong từ các KS thiết kế và phát
triển. Sau đó, họ chuẩn bị tài liệu thiết kế chương trình dưới sự chỉ
đạo của người quản lý dự án và thông qua sự hướng dẫn của các KS ở mức
cao hơn như KS thiết kế và phát triển. Trong công việc cơ bản này, KS
CNTT cơ bản cần có khả năng phát triển một chương trình tốt bằng cách
sử dụng đầy đủ các kỹ thuật liên quan tới thuật toán và cấu trúc dữ liệu
ở mức cơ sở.
KS cơ bản cũng có trách nhiệm thực hiện một số công việc
khuyến khích khác như phát triển chương trình, kiểm thử đơn vị, và kiểm
thử tích hợp hệ thống theo sự hướng dẫn của KS thiết kế và phát triển.
Chuẩn kỹ năng: Các chuẩn kỹ năng sau
áp dụng đối với KS cơ bản:
- Khung kiến thức CNTT chung (IT CBOK)
- KS CNTT cơ bản: Các hoạt động chủ chốt, khung kiến thức thực hành,
khung kiến thức lõi, và chuẩn kỹ năng.
Tiêu chí kỹ năng
- Tiêu chí kỹ năng cho ta các tiêu chí để kiểm tra trạng
thái đạt được trong qui trình công việc phát triển hệ thống được mô tả
dưới dạng các hoạt động. Với các tiêu chí này ta sẽ xác định được liệu
người KS cơ bản đã thực hiện thành công các công việc theo đúng trình
tự và biết sử dụng các kỹ thuật dự án, các kiến thức đúng đắn với các
kỹ năng hoàn hảo hay chưa.
- Tiêu chí kỹ năng cho ta các tiêu chí để chỉ ra những
đầu ra cần có (tiêu chỉ hiệu năng) như là kết quả của việc thực hiện các
nhiệm vụ trong 8 loại hoạt động nêu trên. Nó cũng cho thấy các kiến thức
và kỹ năng cần thiết để làm được việc.
* Xem xét khi áp dụng tiêu chí kỹ năng
KS cơ bản chủ yếu có nhiệm vụ thiết kế chi tiết (thiết
kế chương trình) và các hoạt động tiếp theo. vì vậy trong một loạt các
tiêu chí được thể hiện sau đây, các tiêu chí tương ứng với các hoạt động
đó cần được chú trọng.
Tuy nhiên, theo trình độ kỹ thuật của KS cơ bản được
mô tả trong hệ thống sát hạch mới, thì việc thiết kế chương trình cần
được tiến hành dưới sự hướng dẫn của KS mức cao hơn. Do vậy tiêu chí kỹ
năng áp dụng cho các hoạt động được thực hiện thông qua sự hướng dẫn của
KS mức cao hơn.
Khung kiến thức
Trong khung kiến thức đối với các kỹ sư CNTT cơ bản,
các kiến thức cần thiết để thực hiện các hoạt động chủ chốt được mô tả
ở chương trước một cách có hiệu quả và để giải quyết các vấn đề khác nhau
được chia thành các nhóm dựa theo các khái niệm kỹ thuật và cách giải
quyết vấn đề và được phân loại theo cấu trúc phân cấp. ở đay có các vấn
đề khác nhau, bao gồm cả việc giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí và
tăng thời gian phát triển phần mềm..
Khung kiến thức đối với các kỹ sư CNTT cơ bản cần phải
bao gồm hai loại dưới đây:
- Khối kiến thức chung về CNTT
- Kiến thức thực hành và cốt lõi cần có về các vấn đề cơ bản của CNTT
- Khối kiến thức chung về CNTT trong mục 1 không chỉ
giới hạn đối với các kỹ sư CNTT cơ bản, mà còn là kiến thức cần thiết
đối với những người tham dự kiểm tra ở tất cả các loại hình khác. Do đó
phân loại riêng là cần thiết. Xem thêm chi tiết tại tài liệu: “Chuẩn kỹ
năng của kỹ sư CNTT: khối kiến thức chung về CNTT”.
Có thể nhận thấy rằng các kỹ sư CNTT cơ bản được kiểm
tra kiến thức ở các mức kỹ thuật dưới đây trong 8 lĩnh vực kiến thức chung
về CNTT:
- Các kiến thức cơ bản về khoa học máy tính (mức II)
- Hệ thống máy tính (mức I)
- Phát triển và vận hành của hệ thống (mức I)
- Công nghệ mạng (mức I)
- Công nghệ cơ sở dữ liệu (mức I)
- Bảo mật (mức I)
- Chuẩn hoá (mức I)
- Tin học hoá và quản lý
- “Kiến thức thực hành và cốt lõi cần có cho các KS
cơ bản về CNTT”, kiến thức trong phần “khung kiến thức thực hành”
và cần thiết cho từng tiến trình riêng biệt phân loại thành “A. Thiết
kế bên trong”, “B. Thiết kế chương trình”, “C. Xây dựng chương trình”,
và được mô tả ở các chương, mục dưới đây, bao gồm các qui trình và hoạt
động. Mặc dù A là qui trình thuộc phạm vi trách nhiệm của kỹ sư CNTT ở
mức cao hơn, nhưng nó cũng được đưa vào hệ thống kiến thức cơ bản để các
kỹ sư CNTT cơ bản hiểu đúng nội dung của các tài liệu thiết kế bên trong.
Điều quan trọng đối với họ là có sự hiểu biết đầy đủ về các yêu cầu thiết
kế bên trong, các kết quả cần có và các hoạt động cần tiến hành. Những
kỹ sư CNTT cơ bản cần thể hiện hiểu biết của mình chủ yếu trong các phần
B và C.
Còn Kiến thức cốt lõi được mô tả tập trung trong
phần “D. Các ngôn ngữ lập trình”, chính là các công cụ cần thiết đối với
các kỹ sư CNTT cơ bản.
Chú ý: Phạm vi kiến
thức ở “Kiến thức thực hành và cốt lõi cho kỹ sư CNTT cơ bản” đã được
thiết lập trên nền tảng tương ứng với tài liệu “Hệ thống sát hạch kỹ sư
CNTT: Phạm vi sát hạch”. Tuy nhiên, phần “các ngôn ngữ lập trình” chứa
đựng nhiều hơn ba ngôn ngữ dùng trong kỳ kiểm tra là C, Cobol và Assembler.
Lý do của vấn đề này là sự mong muốn những kỹ sư CNTT sẽ sử dụng các ngôn
ngữ lập trình hướng đối tượng (như C++ hay JAVA) và các ngôn ngữ phổ biến
để phát triển ứng dụng Khách hàng/Phục vụ (ví dụ Visual Basic và Perl),
nhằm tăng năng suất trong các giai đoạn phát triển chương trình”.
Một số kết quả đã đạt được
ở Việt Nam
Trung Tâm Sát Hạch CNTT và Hỗ Trợ Đào Tạo (VITEC) đã
kỷ niệm 5 năm thành lập, đồng thời trao chứng nhận kỹ sư CNTT cho các
thí sinh tiêu biểu đã đạt nhiều kết quả xuất sắc và vượt trội trong số
hơn 4.000 thí sinh tham gia sát hạch trong 5 năm qua.
Sau 5 năm VITEC tổ chức các kỳ sát hạch kỹ sư CNTT theo
chuẩn của Nhật Bản, đã có trên 4.496 thí sinh tham dự qua 10 kỳ sát hạch
với tỷ lệ đạt 10%. Theo ông Lâm Quang Nam, đại diện VITEC, nhìn chung,
thí sinh Việt Nam tạm thời đang dẫn đầu về số thí sinh tham dự cũng như
số thí sinh thi đỗ trong 6 nước tổ chức sát hạch cùng ngày với Việt Nam
là Myanmar, Philippines, Thái Lan, Mông Cổ và Malaysia.
Cho tới nay, chương trình sát hạch kỹ sư CNTT đang trở
thành hoạt động mang tầm vóc quốc tế. Hội đồng Sát Hạch CNTT (IPPEC) gồm
đại diện sáng lập từ 7 nước châu Á đánh giá Việt Nam là một thành viên
tích cực. Dưới sự điều phối của ITPEC, từ tháng 10/2007, các kỳ sát hạch
sẽ được tổ chức cùng ngày với Nhật Bản.
Tham khảo:
(Khánh Ngọc)
(theo tạp chí Tin Học Tài Chánh) |