Tự ráp máy tính giải trí đa phương tiện  
 

(Post 26/12/2008) Máy tính của bạn sẵn sàng trở thành “ngôi sao” trong ngôi nhà số? Bạn muốn tậu chiếc máy tính giải trí đa phương tiện (media center PC) để thay các đầu đĩa, âm ly và dàn loa cồng kềnh trong phòng khách nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào, chọn linh kiện phần cứng sao cho phù hợp. Mời bạn đọc tiếp tục cùng chúng tôi “đi chợ” với tiêu chí cấu hình mạnh, chi phí hợp lý (tuy nhiên bạn phải chịu chi khoảng 2.000USD nếu muốn “thử”).

Thùng máy (Case)

Khác với các bộ máy tính dành cho game thủ và người dùng phổ thông đã “ráp” trước đây, chúng ta sẽ “khởi đầu” với thùng máy. Đây là lựa chọn quan trọng để quyết định các phần cứng khác cho phù hợp. Ngoài các yếu tố cần lưu ý khi chọn lựa thùng máy (tham khảo bài viết “Nguồn + Thùng máy, ID: A0710_16). Bạn nên chọn loại có thiết kế gọn, đẹp để hài hòa, “xứng đôi vừa lứa” khi đặt chúng bên các thiết bị giải trí khác như dàn máy Hi-Fi, đầu DVD, âm ly; thậm chí có thể chọn hàng “độc” để gây ấn tượng, chẳng hạn như Antec Fusion Black (http://www.antec.com/Detail.bok?no=550) với remote control, màn hình LCD hiển thị thông tin, nút điều chỉnh volume trực tiếp trên thùng máy. Hạn chế của Antec Fusion Black chỉ hỗ trợ BMC chuẩn micro-ATX và gắn được 1 ổ đĩa quang.

Bộ nguồn (Power Supply)

Trước khi chọn mua, bạn phải tính tổng công suất tiêu thụ của tất cả phần cứng (dựa vào thông số kỹ thuật tương ứng) và hiệu năng của bộ nguồn. Một cách tính đơn giản hơn, sử dụng thông tin sẵn trên Internet. Chẳng hạn tại website http://www.extreme.outervision.com/index.jsp, bạn chỉ việc chọn cấu hình phần cứng, website sẽ tự động tính toán công suất tương ứng và cho bạn lời khuyên hữu ích, nên chọn BN nào phù hợp. Với cấu hình trong bài viết này, chúng ta sẽ chọn bộ nguồn Cooler Master Real Power Pro 550W, hiệu năng đạt trên 80%, hỗ trợ Active PFC có khả năng khử nhiễu, ổn dòng, giúp phần cứng hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ.

Bo mạch chủ (Mainboard)

Các nhà sản xuất (NSX) bo mạch chủ vẫn có những sản phẩm dành riêng cho dòng máy tính giải trí đa phương tiện, chẳng hạn như GA-8IBGNBX-RH, GA-8I945EF-RH của Gigabyte hoặc “lên” sẵn những cấu hình như DAV Center A33 của Asus, H971 của Gigabyte... Tương tự thùng máy, BMC dành cho dòng giải trí đa phương tiện cũng không có nhiều, chúng ta “tạm” hài lòng với BMC ASUS P5E-VM HDMI chipset Intel G35/ICH9R (cầu bắc/cầu nam), đồ họa tích hợp GMA X3500 hỗ trợ giao tiếp HDMI, độ phân giải 1920x1200 ở tần số 60Hz (tương đương khả năng hỗ trợ của màn hình LCD 24" hiện nay).

Bộ xử lý (CPU)

Các BXL 4 nhân Intel Core 2 Quad, Core 2 Extreme hoặc Phenome X4 là những lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên BXL 4 nhân vẫn chưa có “đất dụng võ” do các ứng dụng audio, video, game hiện không tận dụng hết khả năng của 4 nhân. Với tiêu chí “mạnh mẽ, tiết kiệm”, bạn có thể hài lòng BXL Intel Core 2 Duo E7200 (2,53GHz) có FSB 1066MHz, 3MB cache L2. E7200 được sản xuất theo công nghệ mới 45nm, tiết kiệm điện năng và ít tỏa nhiệt hơn các BXL 65nm.

Quạt tản nhiệt BXL (CPU Cooler)

Máy tính để bàn thông thường có thể gây ồn đến 60 dBA; mức ồn mà chỉ ít người có thể chấp nhận được khi đặt trong phòng khách. Tiếng ồn không phải là vấn đề lớn của máy tính chơi game hoặc văn phòng, nhưng với máy tính giải trí đa phương tiện, bạn cần lưu ý vấn đề này nếu không muốn “mất điểm” với bạn bè. Thùng máy Antec Fusion Black được thiết kế nhằm giảm thiểu tiếng ồn phát ra, giúp hệ thống hoạt động trong trạng thái gần như im lặng. Ngoài ra, bạn nên thay quạt làm mát BXL loại tốt hơn để góp phần hạn chế tiếng ồn đến mức tối đa. HyperTX (ID: A0711_64) là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này.

Bộ nhớ (RAM)

Bộ nhớ không phải là phần cứng quan trọng trong cấu hình này. Bạn có thể chọn dòng phổ thông nếu muốn “tiết kiệm” hoặc dòng RAM cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng như Apacer, Corsair, Crucial, Kingston, Super Talent... Bạn cũng không nên chọn RAM DDR3 vì giá của chúng vẫn còn cao và chưa có sự khác biệt hiệu năng so với RAM DDR2. ASUS P5E-VM HDMI có 4 khe gắn RAM DDR2 (800/667MHz, tối đa 8GB). Như vậy, cặp Corsair XMS2 TWIN2X2048-6400C4 (2x1GB) có thể là đại diện tiêu biểu.

Card đồ họa (Graphic Card)

Không đòi hỏi cao như card đồ họa cho game thủ. Đồ họa tích hợp GMA X3500 trên BMC ASUS P5E-VM HDMI đủ sức trình diễn những bộ phim độ nét cao (HD), chất lượng ở mức cao nhất (full HD). GMA X3500 chia sẻ bộ nhớ tối đa 384MB, hỗ trợ DirectX 10, OpenGL 2.0 và Shader Model 4.0. Các ngõ giao tiếp hỗ trợ gồm HDMI, S-Video, DVI và VGA analog (tham khảo thêm thông tin tại http://download.intel.com/products/graphics/intel_graphics_guide.pdf). Ngoài ra, việc sử dụng đồ họa tích hợp giúp tiết kiệm điện năng, ít tỏa nhiệt so với card đồ họa rời.

Ổ cứng (Hard DRIVE)

Ổ cứng dung lượng 500GB sẽ nhanh chóng bị “lấp” đầy với khoảng 22 bộ phim HD (trung bình 1 phim HD chiếm khoảng 21GB). Như vậy, ngoài việc trang bị ổ cứng gắn trong dung lượng lớn, chẳng hạn như Seagate Baracuda ST3500320AS (500GB, SATA II), Western Digital Caviar WD10EACS (1TB, SATA II), bạn nên chọn thiết bị lưu trữ gắn ngoài để tiện cho việc lưu trữ phim HD. Tham khảo thêm các thiết bị lưu trữ gắn ngoài trong bài viết ID: A0711_40.

Ổ quang (Optical Disc)

Chúng ta không có nhiều lựa chọn do thùng máy Antec Fusion Black chỉ gắn được 1 ổ đĩa quang. Cuộc chiến giành vị trí định dạng DVD giữa Blu-ray và HD DVD đã đến hồi kết khi nhiều studio, công ty điện tử lớn hỗ trợ Blu-ray (ID: A0803_18). Bạn có thể chọn ổ Blu-ray để xem phim, tuy giá của chúng vẫn còn cao. Vấn đề chính vẫn là lựa chọn giữa các nhãn hiệu. Với nhãn hiệu tên tuổi, bạn có được tốc độ “thực” hơn, đọc/ghi đĩa ít bị lỗi hơn và chế độ hậu mãi tốt hơn. Nếu không thích mạo hiểm trong cuộc chiến Blu-ray và HD DVD, thì với giá khoảng 45USD không quá khó để chọn ổ ghi DVD (ổ có công nghệ LightScribe hỗ trợ ghi nhãn đĩa có thể đắt hơn một chút).

Màn hình (Monitor)

Bạn cần chọn màn hình hỗ trợ độ phân giải 1920x1200; đây là độ phân giải yêu cầu để xem phim HD ở mức cao nhất. Đơn giản hơn, bạn có thể chọn những màn hình với dòng chữ HD Ready 1080p hoặc 1080i, chẳng hạn như Dell 2407WFP, ViewSonic VX2435WM, Dell 2707WFP, Samsung SyncMaster 275T.

Loa (Speaker)

Không kém cạnh màn hình, loa là thành phần cần được đầu tư khá nhiều. Logitech Z-5450 Digital của Logitech, thừa hưởng những tính chất đặc trưng của sản phẩm loa Logitech và có thêm một số chức năng đáng giá. Hỗ trợ nhiều chuẩn âm thanh vòm: THX, DTS, Dolby Digital và có hỗ trợ chuẩn giả lập âm thanh vòm cho nguồn stereo là Dolby Pro Logic II (phim và nhạc). Đây cũng là một trong số ít bộ loa hiếm hoi trên thị trường có ngõ vào số (phù hợp với âm thanh tích hợp với Intel High Definition Audio của BMC).

Chuột, bàn phím (Mouse, Keyboard)

Bạn muốn “tua” nhanh đoạn phim hoặc nghe lại bài hát yêu thích nhưng “ngại” di chuyển. Logitech cordless MX 3200 laser, bộ bàn phím & chuột không “đuôi” là lựa chọn thích hợp, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc điều khiển máy tính.

Ghi chú

  • Các đĩa phim HD thương mại được mã hóa bằng giao thức mới AACS (Advanced Access Content System) gặp khó khăn với cơ chế bảo mật HDCP (High Definition Content Protection - giao thức bảo mật phần cứng được nhúng trong firmware của thiết bị). Các phần cứng trong máy tính như ổ Blu-ray, card đồ họa, màn hình đều phải được chứng nhận HDCP thì mới xem được nội dung được bảo mật ở đúng độ phân giải thực của phim thông qua kết nối số DVI hoặc HDMI.
  • Cấu hình trên chỉ đủ để bạn thưởng thức các bộ phim HD ở mức chất lượng cao nhất trên máy tính. Để máy tính trở trở thành “ngôi sao” trong ngôi nhà số, bạn có thể gắn thêm một số phần cứng khác tùy nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn như Pinnacle PCTV Hybrid Pro, bộ đọc thẻ “tất cả trong 1”, card mạng không dây và cả chi phí bản quyền HĐH Windows XP Media Center Edition hoặc Windows Vista Home Premium.
  • Trên thực tế, phần cứng của máy tính giải trí đa phương tiện khá hiếm hàng và không có nhiều lựa chọn. Bạn phải chịu khó “đổ mồ hôi” để có được những phần cứng vừa ý.

Đông Quân
(theo PC World VN)


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


5 bước cơ bản để quản lý rủi ro CNTT hiệu quả10 mẹo nhỏ cho vấn đề bảo mật
Tốt nhất mà lại miễn phí - phần IKhắc phục tình trạng Firefox 'ngốn' RAM
Chia sẻ máy tính qua mạng“Văn phòng” di động
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11