(Post 09/02/2009) "Năm 2008, FPT đạt doanh
thu 1 tỷ USD ghi dấu ấn quan trọng trong chặng đường 20 năm liên tục phát
triển của Tập đoàn. Từ năm 2001 – 2007, tốc độc tăng trưởng trung bình
của FPT vào khoảng 40%/năm. FPT sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
trong các năm tới và giữ vững định hướng phát triển của Tập đoàn".
Ông Carlos
Chou, Phó Chủ tịch cấp cao SAP Châu Á Thái Bình Dương, và ông
Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT, ký
thỏa thuận đối tác cung cấp dịch vụ chiến lược |
|
1. Tập đoàn FPT đạt doanh số 1 tỉ đô
Ngày 30/12/2008, Tập đoàn FPT chính thức cán đích doanh
số 1 tỷ USD, khẳng định vị trí công ty công nghệ thông tin – viễn thông
hàng đầu Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính toàn cầu và Việt
Nam năm 2008 gặp nhiều khó khăn, sự kiện này cho thấy tầm nhìn của lãnh
đạo cấp cao cũng như quyết tâm vượt qua thách thức của cán bộ nhân viên
Tập đoàn FPT.
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho
biết: “Năm 2008, FPT đạt doanh thu 1 tỷ USD ghi dấu ấn quan trọng trong
chặng đường 20 năm liên tục phát triển của Tập đoàn. Từ năm 2001 – 2007,
tốc độc tăng trưởng trung bình của FPT vào khoảng 40%/năm. FPT sẽ tiếp
tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong các năm tới và giữ vững định hướng
phát triển của Tập đoàn”.
2. Công ty Phần mềm FPT ( FPT Software) thành
lập công ty phần mềm tại Malaysia, Pháp, Mỹ và Úc
Phó Tổng
Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc phát biểu tại cuộc họp báo công
bố thành lập FPT Software Europe |
|
Trong năm 2008, FPT Software đã thành lập hàng loạt các
công ty phần mềm tại Malaysia, Pháp, Úc và Mỹ.
Đây là một bước tiến quan trọng trong chiến lược toàn
cầu hoá của FPT nhằm đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ phát triển và
gia công phần mềm, đặc biệt là với thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất
thế giới về phần mềm và gia công phần mềm; và thị trường tiềm năng Châu
Đại Dương - bao gồm Australia, New Zealand.
Dự kiến tổng doanh số tại hai thị trường năm 2009 sẽ
đạt khoảng 13 triệu USD.
Bên cạnh đó, sự phát triển và trưởng thành của các công
ty chi nhánh tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, châu Âu là những mắt xích
vững chắc để kết nối và hậu thuẫn FPT USA và FPT Australasia vào quá trình
mở rộng sự hiện diện toàn cầu của FPT.
Riêng đối với thị trường Nhật Bản, FPT Software tiếp
tục thắt chặt quan hệ hợp tác với việc khai trương Trung tâm Phần mềm
Hitachi Joho - FPT đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 13/09/2008. Hitachi
Joho là công ty thuộc Tập đoàn Hitachi Nhật Bản.
3. Công ty Hệ thống Thông tin FPT đẩy mạnh toàn
cầu hóa
Ngày 03/07/2008, FPT và SAP Asia Pacific Japan (APJ)
tuyên bố thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển tại thị trường Đông Nam
Á và Nhật Bản.
Theo thỏa thuận, FPT tham gia chương trình đối tác dịch
vụ của SAP để cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy
sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền
kinh tế toàn cầu.
Cũng theo thỏa thuận chiến lược này, SAP cam kết hỗ trợ
FPT phát triển kinh doanh tại thị trường khu vực, trong đó trọng tâm ưu
tiên là Singapore, Malaysia và Nhật Bản.
4. FPT phát triển mạnh chiến lược eCitizen
Mạng xã hội đầu tiên trên di động tại Việt Nam - Vihuni,
phần mềm chat đầu tiên trên di động của Việt Nam - Vitalk và Bản đồ số
đầu tiên trên di động do người Việt viết – Vimap là 3 sản phẩm nổi bật
của nhóm Visky ra mắt năm 2008, dưới sự bảo trợ của FPT.
Cũng trong năm 2008, Tập đoàn FPT cũng đã tổ chức lần
thứ 4 cuộc thi “Viết trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động – Mobile
Labs 2008 ”. Với tiêu chí “Kết nối cộng đồng”, cuộc thi năm nay không
chỉ thu hút những người đam mê công nghệ với 32 sản phẩm dự thi, đồng
thời tạo được sự quan tâm nhập cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông, nhà sản xuất và phân phối điện thoại, nhà sản xuất và phân phối
các phần mềm ứng dụng trên điện thoại.
5. FPT tăng cường đội ngũ lãnh đạo cao cấp
Ông Nguyễn
Thành Nam |
|
Năm 2008, Tập đoàn FPT đã có một số quyết định thay đổi
nhân sự cấp cao nhằm tăng cường đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn.
Ngày 25/11/2008, ông Nguyễn Thành Nam được Hội đồng Quản
trị Công ty Phần mềm FPT bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phần
mềm FPT từ 01/12/2009 (thay cho ông Trương Gia Bình). Ông Nam thôi giữ
chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT từ 01/01/2009 và thay thế là
bà Bùi Thị Hồng Liên.
Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã ra quyết định bổ nhiệm
Ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng Giám đốc FPT từ ngày 15/04/2009. Ông Trương
Gia Bình vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT và sẽ
tập trung vào việc phát triển chiến lược cũng như công tác nhân sự cao
cấp của Tập đoàn FPT.
Ông Nguyễn Thành Nam là một trong những sáng lập viên
của FPT, đã nắm giữ nhiều trọng trách của Tập đoàn FPT. Việc bổ nhiệm
ông Nam làm Tổng Giám đốc FPT thể hiện sự cam kết của Tập đoàn FPT tập
trung vào toàn cầu hóa, phát triển phần mềm và dịch vụ, cũng như tiếp
tục thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tập đoàn.
6. Chuyển đối Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom)
và Công ty Hệ thống Thông tin FPT ( FPT Information System) thành tổng
công ty
Tháng 4/2008, Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom) chuyển
đổi thành Tổng công ty Viễn thông FPT với 6 công ty thành viên gồm: Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông FPT Miền Bắc, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Viễn thông FPT Miền Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông Quốc
tế FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dữ liệu Trực tuyến FPT, Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Quảng cáo Trực tuyến FPT, và Công ty Dịch vụ Trực tuyến
FPT.
Từ ngày 01/07/2008, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT-IS)
sẽ vận hành theo cơ cấu mới gồm 7 công ty thành viên và các trung tâm
phòng ban trực thuộc gồm: Công ty Hệ thống Thông tin FSE FPT; Công ty
Hệ thống Thông tin Viễn thông – Dịch vụ công FPT; Công ty Dịch vụ Hệ thống
Thông tin FPT; Công ty Dịch vụ ERP FPT; Công ty Giải pháp Tài chính công
FPT; Công ty Phát triển Phần mềm FPT.
7. Công ty Hệ thống Thông tin FPT là tổng thầu
dự án “Quản lý thuế thu nhập cá nhân”
Ngày 26/12, Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã ký kết
dự án “Quản lý thuế thu nhập cá nhân” nhằm giúp Nhà nước quản lý khoảng
13 triệu đối tượng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong diện nộp thuế.
Số người trực tiếp sử dụng phần mềm này bao gồm khoảng 10.000 cán bộ thuế
của Việt Nam.
Đây được xem là phần mềm quản lý số lượng đối tượng lớn
nhất từ trước đến nay của khu vực Đông Nam Á. Việc Nhà nước, Tổng cục
Thuế lựa chọn FPT làm tổng thầu trong nước cho thấy sự tin tưởng vào năng
lực công nghệ và khả năng đáp ứng của FPT.
Đây cũng là dự án phần mềm và dịch vụ có giá trị lớn
nhất mà FPT từng thực hiện, với tổng giá trị 15,5 triệu USD.
8. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chính thức
được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP và tham gia các liên minh mạng quốc
tế AAG
Ngày 28/01/2008, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT
Telecom) chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American
Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển
Thái Bình Dương.
Theo đó, FPT Telecom sẽ tiến hành xây dựng nhà tạm tiếp
nhận tuyến cáp tại Vũng Tàu - điểm cập bờ của tuyến cáp AAG tại Việt Nam.
Đồng thời, tuyến cáp Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được nhanh
chóng xây dựng nhằm kết nối từ AAG - Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh
vào mạng đường trục IP của FPT Telecom.
Dự kiến khi tuyến cáp AAG hoàn thành và đi vào hoạt động,
tổng băng thông quốc tế của FPT Telecom tối thiểu sẽ lên tới 40 GB, gấp
10 lần băng thông hiện nay của công ty.
Ngày 10/04/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp
giấy phép “Cung cấp dịch vụ Viễn thông sử dụng công nghệ IP” số 545/GP-BTTTT
cho Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).
Theo đó, FPT Telecom sẽ chính thức cung cấp dịch vụ VoIP
với đầu số 176, dựa trên công nghệ mạng thế hệ mới (Next Generation Network
- NGN).
Ngoài ra, trong năm 2008 FPT Telecom và công ty Trách
nhiệm hữu hạn PCCW Global (chi nhánh của nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông
hàng đầu HongKong) cũng đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác kết nối mạng
.
9. FPT tham gia góp vốn vào Ngân hàng Tiên Phong
Ngày 07/05/2008, Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT đã
được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức trao giấy phép thành lập và
hoạt động với tên gọi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank).
TienPhongBank được thành lập bởi Công ty Cổ phần FPT;
Công ty Thông tin Di động VMS Mobifone; và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc
gia Vinare.
Sự đầu tư và hợp tác chiến lược của 3 tổ chức lớn này
mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn
thông di động, và tài chính.
Đây là các yếu tố quan trọng đảm bảo cho một ngân hàng
hiện đại có thể đem lại cho khách hàng những dịch vụ tài chính ngân hàng
an toàn, đơn giản, tiện lợi với những sản phẩm linh hoạt và nhiều lợi
ích.
10. FPT tròn 20 tuổi
Bức tranh
Hoa Sen Việt đuợc ghép từ 10.000 khuôn mặt nhân viên, chào mừng
FPT 20 tuổi |
|
Năm 2008 FPT tròn 20 tuổi. Từ một nhóm 13 nhà khoa học
khi thành lập (năm 1988), đến nay tập đoàn FPT đã có hơn 9.000 cán bộ
công nhân viên, với 16 công ty thành viên và công ty liên kết và có mặt
ở 6 quốc gia, với doanh thu đạt 1 tỷ USD và lợi nhuận 73.6 triệu USD.
Năm 2008 cán bộ công nhân viên FPT đã hăng say làm việc
và có nhiều hoạt động chào mừng ngày lễ lớn 20 năm thành lập công ty FPT.
Đó là những con số kinh doanh ấn tượng, những lễ hội
thể thao đặc sắc, những đêm diễn văn nghệ truyền thống, những màn rước
đuốc hay đua xe đạp qua các trụ sở FPT, là ra đời cuốn sử ký 20 năm FPT,
vẽ và phát hành 10.000 huy hiệu FPT cho tất cả cán bộ của Tập đoàn.
(theo fpt.com.vn) |