Dịch vụ giáo dục sẽ là lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng  
 

(Post 23/02/2009) Sự giao thoa của các nền văn hóa cùng sự phát triển của kinh tế tri thức đã và đang đem lại cho nền giáo dục của mỗi quốc gia những cơ hội mới. Nhân dịp năm mới, Tiền & Hàng đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học FPT về vấn đề này.

Sinh viên ĐH FPT trong một buổi hội thảo tại trường

Ông nhận định như thế nào về những xu thế của nền giáo dục đại học hiện nay trên thế giới? Liệu những dịch chuyển sâu sắc của nền kinh tế Công nghiệp sang nền Kinh tế tri thức cùng những ảnh hưởng của Toàn cầu hóa có gây nên những thay đổi tất yếu trong nền giáo dục?

Hiện nay, giáo dục đại học thế giới đang có những thay đổi cơ bản. Đó là xu thế chuyển từ đại học tinh hoa dành cho số ít sang đại học đại chúng dành cho đông đảo dân chúng – xu thế này được coi là xu thế dân chủ hóa trong giáo dục đại học, chuyển giáo dục đại học từ thượng tầng kiến trúc thành hạ tầng cơ sở của xã hội. Xu thế thứ hai liên quan đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức – đòi hỏi phải đào tạo ra lực lượng lao động chất xám đông đảo với khả năng tư duy mềm dẻo, thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội chứ không phải học một lần, sử dụng kiến thức suối đời như trước đây. Xu thế thứ ba là toàn cầu hóa, khi khoảng cách giữa các quốc gia không còn nhiều ý nghĩa, dịch vụ giáo dục được xem là một lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng. Xu thế cuối cùng là ngày càng thể hiện rõ tính cạnh tranh trong giáo dục đại học.

Những thay đổi này đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, như một xu thế tất yếu mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn, và làm thế nào để tận dụng được các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực kèm theo mà thôi.

Theo lộ trình gia nhập WTO, năm 2009, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa cho giáo dục và cho phép các trường đại học 100% vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Ông dự báo như thế nào về những chuyển biến của ngành giáo dục Việt Nam trong bối cảnh này?

Từ ngày 1/1/2009, các trường đại học 100% vốn nước ngoài sẽ được phép mở tại Việt Nam. Đây là cam kết quan trọng của chính phủ 3 năm trước đây khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tôi cho rằng đây là một cam kết hết sức mạnh bạo của Chính phủ với niềm tin vào việc mở cửa sẽ là cách thức nhanh chóng nhất nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam - một lĩnh vực đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Thực tế thì trong số 150 quốc gia thành viên chính thức của WTO chỉ có hơn 40 quốc gia có cam kết mở cửa giáo dục, và trong số này cũng chỉ có trên 20 quốc gia cam kết mở cửa giáo dục đại học mà thôi. Bởi thế việc mở cửa ngoài các mặt tích cực sẽ kèm theo những hậu quả - trong đó có việc tăng thêm khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục đại học, một số trường đại học Việt Nam yếu kém có thể sẽ không tuyển sinh được phải đóng cửa, việc giáo dục các giá trị truyền thống Việt Nam trong môi trường đại học quốc tế sẽ khó khăn hơn…

Tình hình suy thoái kinh tế chung hiện nay có lẽ sẽ làm chậm vài năm tiến độ đầu tư của nước ngoài vào giáo dục đại học tại Việt Nam, và dù đã mở cửa, việc mở ồ ạt các trường đại học nước ngoài tại Việt Nam chắc sẽ chưa diễn ra ngay.

Như vậy liệu sẽ có một cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng đào tạo để thu hút sinh viên?Và theo ông đâu sẽ là lợi thế cho các trường đại học của Việt Nam?

Khi các trường đại học nước ngoài mở tại Việt Nam, việc cạnh tranh để thu hút sinh viên sẽ trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Lợi thế cho các trường đại học Việt Nam trong cuộc cạnh tranh này là Việt Nam nói chung vẫn chưa là đích đến của các trường đại học nước ngoài có tên tuổi. Mức học phí cao của các trường nước ngoài tại Việt Nam cũng là một rào cản lớn với đông đảo thí sinh. Việc nhà nước bù giá cho các sinh viên trường công lập như hiện nay cũng tạo ưu thế cho các trường công lập với gần 90% sinh viên đang theo học.

Trường Đại học FPT đã chuẩn bị những gì để đối mặt với cuộc cạnh tranh này?

Chúng tôi đã nghĩ đến việc sẽ mở cơ sở đào tạo của trường đại học FPT tại nước ngoài trong 10 năm tới – bởi thế việc cạnh tranh với các trường quốc tế trong nước được xem như các thử sức bước đầu. Với chương trình đào tạo, quy trình đạo tạo và môi trường đào tạo theo chuẩn quốc tế, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đặc biệt là được xây dựng dựa theo các xu thế phát triển giáo dục đại học hiện đại – chúng tôi nghĩ rằng Đại học FPT sẽ đủ sức cạnh tranh trong cuộc đua này.

Nhiều người dự đoán năm 2009 cũng là thời điểm mà vấn đề “đào tạo theo nhu cầu xã hội” sẽ trở thành một trong những trọng tâm cần phải thay đổi của ngành giáo dục. Là trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp đứng ra thành lập, ông có thể chia sẻ những quan điểm về việc thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp, tạo ra một “tam giác cân” giữa nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên?

Tôi vừa tham gia một cuộc hội thảo, trong đó có có bàn về vấn đề “đào tạo theo nhu cầu”. Một số đại biểu phê phán gay gắt quan điểm đào tạo theo nhu cầu – xem như vậy là hạ thấp giá trị của giáo dục đại học. Đây là những người tạm gọi là theo trường phái “đại học vị đại học”. Tôi thuộc trường phái “đại học vị nhân sinh”, cổ vũ cho việc đào tạo gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp, còn nếu định hướng nghiên cứu thì cũng phải theo hướng tạo ra các sáng chế có thể thị trường hóa được. Để hài hòa, nên xây dựng hệ thống giáo dục đại học trong đó “đại học vị đại học” chiếm phần nhỏ, còn phần lớn phải thuộc về “đại học vị nhân sinh”. Hiện nay đáng tiếc là có xu hướng nước đôi, mặc dù cổ vũ cho “đại học vị nhân sinh”, nhưng chính sách phát triển đại học lại theo trường phái “đại học vị đại học” – chẳng hạn cứ đòi hỏi giảng viên phải có các loại bằng cấp mà không coi trọng đến kinh nghiệm thực tế. Ngay một số trường đại học của Mỹ đã phải khắc phục điểm yếu này bằng cách yêu cầu trong dịp hè các giáo sư phải về công ty làm việc để có kinh nghiệm thực tế…

Để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu, theo tôi cần có chính sách mạnh hơn để khuyến khích các doanh nghiệp mở trường đại học, đồng thời cũng khuyến khích các trường đại học mở các doanh nghiệp thuộc trường.

Đinh Tịnh
(Theo báo Tiền & Hàng – Thời báo Kinh tế Việt Nam)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Aptech Việt Nam và ĐH Kỹ thuật Công nghệ nhận bằng khen của UBND Tp.HCMAptech- 3 năm liền được xếp vào top 20 đơn vị trên toàn cầu về đào tạo nguồn nhân lực gia công xuất khẩu phần mềm
Aptech Việt Nam: 10 năm xây dựng và phát triểnHội nghị Aptech Meeting 2009 đã được tổ chức thành công tại Đà Nẵng
Aptech Việt Nam được trao giải Tinh hoa Việt Nam năm 200850.000 sinh viên đã được Aptech Việt Nam đào tạo
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11