7 điều nên biết để phòng tránh sâu Conficker  
 

(Post 07/04/2008) Conficker là một con sâu máy tính cực kỳ “khét tiếng” nguy hiểm cũng như phát tán cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Dự báocon sâu này sẽ lại được nâng cấp sử dụng một cơ chế giao tiếp mới với máy chủ điều khiển của tin tặc nhằm nhận lệnh phát động một đợt tấn công mới nhắm đến người dùng.

Dưới đây là 7 điều mà các chuyên gia nghiên cứu bảo mật khuyến cáo người dùng nên biết nhằm có giải pháp thích hợp để tự bảo vệ mình tránh bị lây nhiễm Conficker.

I. Sâu Conficker tấn công PC thông qua lỗ hổng bảo mật phát sinh phát sinh trong Windows RPC. Lỗi này đã được Microsoft bít lại bằng bản vá khẩn cấp mang mã số MS08-67. Nếu như đã cài đặt bản vá lỗi này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu chưa thì tốt nhất bạn nên cài đặt sớm chừng nào hay chừng đó.

Có thể nói Conficker là một vấn đề lớn đối với Windows XP. Windows Vista về mặt kỹ thuật cũng mắc lỗi Windows PRC nhưng mã khai thác lỗi lại không có khả năng vận hành được trên phiên bản hệ điều hành Windows này. Chính vì thế nguy cơ người dùng Windows Vista bị tấn công là không cao.

II. Sâu Conficker phát tán chủ yếu thông qua con đường chia sẻ trên mạng. Ngoài ra con sâu này còn được tích hợp sẵn cả kỹ thuật tấn công bẻ khóa mật khẩu kiểu “tra từ điển” (Dictionary attack). Đây là kiểu tấn công dựa trên một danh sách mật khẩu thường được dùng nhất. Các mật khẩu này lần lượt được thử với hệ thống cho đến khi nào tìm được mật khẩu đúng.

Chính vì thế mà khi phát hiện thấy một tệp tin tự thực thi nào đó xuất hiện trên ổ đĩa chia sẻ thì có nghĩa rằng bạn đã bị Conficker tấn công. Nếu hệ thống được trang bị một phần mềm diệt mã độc tốt thì chắc chắn phần mềm này sẽ phát hiện ra Conficker. Trong trường hợp không biết xử lý thế nào thì tốt nhất bạn hãy gọi cho nhân viên hỗ trợ kỹ thuật.

III. Xuất phát từ yếu tố số hai trên đây, bạn sẽ thấy được một lời khuyên hữu ích là luôn luôn sử dụng một mật khẩu phức tạp kết hợp nhiều ký tự không có ý nghĩa rõ ràng. Tốt nhất là nên sử dụng mật khẩu kết hợp cả chữ cái, con số và các dấu câu như chấm, phảy, hỏi…

IV. Sâu Conficker có khả năng phát tán thông qua con đường ổ đĩa di động USB. Khi tự sao chép lên ổ đĩa USB, sâu Conficker sẽ tự động tạo ra tệp tin Autorun nhằm cho phép ổ đĩa có khả năng tự động chạy mỗi khi được kết nối vào PC. Thực chất đó là tệp tin Autorun điều khiển Conficker tự động thực thi lây nhiễm mỗi khi ổ USB được kết nối với PC.

Trong một số trường hợp Conficker còn giả mạo như là một lựa chọn cho phép mở cửa sổ Windows Explorer để quan sát toàn bộ nội dung ổ USB trong cửa sổ Windows Autoplay chuẩn. Song nếu như PC của bạn được trang bị một phần mềm diệt mã độc tốt thì nguy cơ Conficker có thể đột nhập vào hệ thống sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều.

V. Phần mềm diệt mã độc không phải hoàn hảo 100% nhưng khả năng phát hiện và diệt Conficker là một điều hoàn toàn có thể tin tưởng. Đây là một con sâu máy tính khét tiếng nguy hiểm nên hầu như hãng phát triển phần mềm diệt mã độc nào cũng biết và hiểu sâu về nó. Chỉ cần bạn thường xuyên cập nhật phần mềm diệt mã độc là nguy cơ bạn bị Conficker tấn công sẽ giảm đi rất nhiều.

VI. Conficker có khả năng can thiệp ngăn chặn không cho hệ điều hành Windows và phần mềm diệt mã độc có khả năng cập nhật những thông tin cũng như bản sửa lỗi mới nhất. Tốt nhất bạn nên dành thời gian kiểm tra cẩn thận và cập nhật bằng tay cho hai ứng dụng cốt lõi này. Không nên để bất kỳ một bản cập nhật quan trọng nào bị bỏ dở.

VII. Một số công cụ phát hiện và tiêu diệt sâu Conficker miễn phí.

Những công cụ này chỉ có tác dụng khi chạy trên những PC đã bị nhiễm Conficker. Tuy nhiên bạn nên lưu ý nếu như bị nhiễm Conficker thì PC sẽ không thể nào truy cập được vào website của các hãng bảo mật. Mà các công cụ dưới đây hầu hết đều là của các hãng bảo mật phát hành. Chính vì thế bạn nên dùng một PC không nhiễm mã độc tải về các công cụ này và lần lượt chạy trên PC bị nhiễm Conficker. Lưu ý bạn nên ngắt mạng khi chạy các công cụ này nhằm tránh trường hợp những PC khác cùng trong mạng lại lây nhiễm sang PC của bạn.

Sau khi sử dụng các công cụ trên đây để tìm và diệt sâu Conficker thành công thì ngay lập tức bạn hãy nhanh chóng tải về và cài đặt bản cập nhật MS08-067 bởi PC bị nhiễm Conficker đồng nghĩa với việc bạn chưa cài bản vá lỗi này.

Hoàng Dũng
(PCmag, PCworld, Security Watch)


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Phần mềm nguồn mở và ứng dụng trên nền Web10 bước bảo dưỡng pin laptop để phục hồi dung lượng ban đầu
10 lưu ý để “cấm cửa” virus lây lan trên máy tính100 sản phẩm tốt nhất năm 2008 - Phần II
100 sản phẩm tốt nhất năm 20088 cách tải video không cần cài phần mềm
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11