Chuyện "học" của @  
 

(Post 25/04/2009) Không chỉ học ở giảng đường, học trên thư viện, học ở nhà mà sinh viên thời nay còn biết “biến” vỉa hè, quán xá, công viên... thành nơi học tập thú vị và không kém phần hiệu quả.

Một quán wifi bình dân

Học ở... Bờ Hồ

Các thầy cô Trường Đại học Hà Nội vẫn chân thành khuyên sinh viên mình rằng “Muốn giỏi ngoại ngữ, hãy ra... Bờ Hồ”. Nghe qua, nhiều người cứ ngỡ các thầy cô giáo đùa, nhưng với các sinh viên trong trường, đây là điều hoàn toàn có thực.

Chàng sinh viên năm thứ 4 khoa Tiếng Nhật tên Khang cho biết “Nhiều bạn trường em cứ rảnh là ra Hồ Gươm. Không phải đi chơi đâu, đó là nơi học tiếng cực hay! Vì ở đó gặp được nhiều người nước ngoài, tha hồ thực hành ngoại ngữ!”. Năm thứ nhất, Chủ nhật tuần nào Khang cũng rất chịu khó đạp xe ra Hồ Gươm, nơi cách nhà trọ của mình gần 10 cây số.

“Có khi phải tìm cách bắt chuyện với người nước ngoài, nhưng cũng có khi người khác tự hỏi chuyện mình hoặc tìm cách giúp đỡ. Học giao tiếp thế này tiến bộ rất nhanh”, chàng sinh viên này tâm sự.

Kể từ cuối năm thứ 2, cậu đổi sang chiến lược gia sư. Khang nói “Gia sư cũng là một cách để nâng cao trình độ ngoại ngữ”. Lịch học ở trường cộng với lịch dạy thêm khiến chàng sinh viên này luôn luôn bận rộn, nhưng lâu lâu cậu vẫn tìm lại thói quen ra Bờ Hồ để tìm người nước ngoài để… học nói!

Khang rất hứng thú khi kể về cách học này và cậu đặc biệt nhiệt tình truyền kinh nghiệm cho những em năm thứ nhất, mới vào trường.

Học trong quán

Hiện nay, hầu hết ký túc xá các trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Giao thông Vận tải đều kết nối Internet về tận nơi.

Ghế đá sân trường, thậm chí quán trà đá vỉa hè trong khuôn viên ký túc cũng có thể trở thành “góc học tập”. Những sinh viên “có điều kiện kinh tế” hơn thì tìm đến những quán cà phê wifi. Chị Thùy Vân, sinh viên năm thứ 2, Đại học Ngoại thương nói :“Ngoài giờ lên lớp ra, em thường học ở quán cà phê. Bây giờ quán nào cũng có wifi, rất tiện, có thể học online”.

Quán “ruột” của Vân nằm ở phố Quốc Tử Giám, đến đây, cô có thể rèn tiếng Anh qua những chương trình học online. Vài năm trở lại đây, khi hiện tượng “Laptop lên giảng đường” đã trở thành phổ biến thì chuyện học ở quán cũng trở nên quen thuộc với sinh viên Hà Nội.

Còn với sinh viên năm thứ 3 khoa Báo chí, Đại học KHoa học Xã hội & Nhân văn, Lê Dương cho biết “Feeling Tea ở Giảng Võ, mấy quán cà phê sách ở Đội Cấn và Văn Miếu - Quốc Tử Giám… đều là những nơi có thể đến học”. Dương hào hứng kể hình như ở Nguyễn Chí Thanh vừa mới khai trương một quán hay lắm! Ở đó, uống cà phê và chỉ… nói tiếng Anh!.

Quán xá không chỉ là nơi hiệu quả cho việc “học một mình”, nhiều nơi, quán còn trở thành lớp học. Quán “Vô thường” (Hoàng Hoa Thám) lâu nay được xem là nơi tao ngộ của sinh viên Hán Nôm.

Quán chỉ bán trà vào buổi tối còn ban ngày, cứ 3 buổi/tuần, nơi đây biến thành lớp học chữ Hán miễn phí, do “thầy giáo” là sinh viên vừa tốt nghiệp và đang học ở Khoa Hán Nôm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn “đứng lớp”. Riêng chủ nhật, quán còn có thêm lớp học thư pháp với học phí “tùy tâm” và còn là nơi tu luyện tay nghề của những người say mê môn “họa chữ”.

Và học… khắp mọi nơi!

Cậu sinh viên Dương và nhiều sinh viên cùng Nhóm công tác xã hội của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn lại có thói quen “sưu tầm” không gian học, không ngừng săn tìm những nơi học mới.

Ngoài thư viện, phòng thông tin và giảng đường tự học ở trường, các bạn còn tìm tới những địa chỉ như Trung tâm Văn hóa Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội - ở đó có hội trường, có bàn ghế có thể ngồi học rất thích; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chỗ học thú vị, mỗi tội… phải mất vé ra vào!

Còn ở chùa “Chùa Tảo Sách, Xuân La, Hà Nội - có một lớp tiếng Nhật miễn phí do một sinh viên Khoa Nhật, Trường Đại học Hà Nội dạy”; và thậm chí cả… xe buýt, “đi xe buýt vừa tránh tắc đường vừa tranh thủ đọc thêm vài trang sách những lúc rảnh rỗi”.

Công viên cũng được liệt kê vào danh sách chỗ học của nhiều bạn trẻ. cậu sinh viên Dương còn kể: “Công viên Gandi ở Láng Hạ, đối diện rạp chiếu phim quốc gia, hoặc Công viên Bách Thảo đều là nơi học rất “được”. Ngày nghỉ, thỉnh thoảng em và bạn bè vẫn tới đó, ngồi học bài trên… ghế đá thôi. Học giữa thiên nhiên, rất thú vị”.

Nhờ biết tự “thiết kế” không gian, sinh viên đang ngày càng có thêm nhiều “góc học tập” mới. Điều khiến Lê Ngọc Thùy, cô sinh viên năm thứ 3 Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên vui vẻ kể về chuyện “đi thư viện mùa thi” ở trường: “Vì có thể học ở rất nhiều nơi, nên bây giờ, không còn chuyện phải xếp hàng trước giờ thư viện mở cửa hàng tiếng đồng hồ… như 3, 4 năm về trước nữa”.

(theo TTXVN)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Vai trò của giáo viên trong cải cách giáo dục ở PhápAnh: Tỉ lệ người trẻ tuổi “không có ích” tăng
Trung Quốc: Sinh viên đổ xô kinh doanh trực tuyếnXây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về Công nghệ Thông tin
Những “kho” ebook mà người yêu sách không thể bỏ quaBí mật đế chế Nokia
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11