(Post 17/10/2009) Tại Việt Nam, cái tên Aptech
giờ đã trở nên rất đỗi quen thuộc với dân CNTT và với những ai quan tâm
tới nghề lập trình, phần mềm, công nghiệp phần mềm và ngành CNTT. Nhưng
10 năm trước, ít ai biết khởi nguồn của hệ thống đào tạo lớn mạnh Aptech
Việt Nam lại bắt nguồn từ một chuyến thăm Ấn Độ của những người sáng lập
ra tập đoàn FPT trong đó có anh Lê Trường Tùng và anh Nguyễn Khắc Thành,
hai người gắn bó với sự nghiệp đào tạo Aptech từ ngày ấy đến bây giờ,
đã 10 năm… Tháng 9 là đúng dịp kỷ niệm 10 năm thành lập hệ thống đào tạo
Aptech Việt Nam, Ban Biên Tập tiếp tục giới thiệu với bạn đọc đoạn trích
“Aptech - Trường Võ bị đầu tiên” trích bài “Xuất khẩu phần
mềm - mở đầu 10 năm toàn cầu hóa FPT” của tác giả Trương Gia Bình
- Sử ký FPT 13 năm, để bạn đọc thấy được bối cảnh ra đời của Aptech và
hiểu thêm về những con người “mở đường” cho Aptech tại Việt Nam.
Anh Tùng,
anh Văn, anh Thành và anh Long (hàng ngồi từ trái sang phải) cùng
những người bạn Ấn Độ |
|
Trong chuyến đi sang Tây Tạng lấy kinh, một công ty đã
gây ấn tượng mạnh mẽ cho chúng tôi là Công ty NIIT, Công ty số một về
đào tạo lập trình viên quốc tế của Ấn Độ. Họ kể cho chúng tôi nghe một
mẩu chuyện lý thú rằng: bất ngờ NIIT đã nhận được lời mời hẹn gặp của
Thủ tướng Malaysia Mohammed Mahathir đang thăm chính thức Ấn Độ. Bộ Ngoại
giao và Chính phủ Ấn Độ đều không tin rằng có cuộc hẹn gặp như vậy. Song
họ đã cuống quýt chạy vì đúng là Marathia muốn gặp NIIT. Tại cuộc gặp
đó Tổng thống Malaysia đề nghị NIIT thành lập các trung tâm đào tạo tại
siêu hành lang đa phương tiện (Multimedia Supecaridor) tại Kuala Lumpur
và thiết kế chương trình đào tạo tin học cho các trường phổ thông của
Malaysia. Chúng tôi đã có những dự kiến hợp tác cùng với nhau. Anh Nguyễn
Khắc Thành đã lên phương án triển khai hợp tác này. Nguyễn Khắc Thành
là người bạn học cùng khoa với tôi từ thời Tổng hợp Matxcơva. Anh luôn
nổi trội trong các phong trào quần chúng, thể thao, văn nghệ. Sau này
những năng lực đó đã đưa anh lên vị trí gạo cội sáng lập phong trào STCo.
Anh là người đạt danh hiệu cao quý nhất của phong trào - Nghệ sỹ nhân
dân. Khó có thể quên được giọng ca tuyệt vời của anh khi anh đổ giọng
trong làn điệu dân ca Nam Bộ: “Khoan, chị Hai khoan khoan xin hãy
dừng tay lại để trúc xinh đây xin tâm sự lấy đôi lời”.
Anh
Khắc Thành và anh Trường Tùng (từ trái sang phải) năm 1999 |
|
|
Tuy là Tiến sỹ Toán lý song công trình tin học đầu tiên
của anh “Tự động hóa Ngân hàng” lại rất ấn tượng. Chỉ trong thời gian
ngắn anh đã nắm vững nghiệp vụ ngân hàng để cùng các chuyên gia hàng đầu
quốc gia tham gia xây dựng Kế toán đồ của Ngân hàng Nhà nước. Cứ như thế
việc gì giao cho anh đều hoàn thành ở tầm cao. Song trái lại, những đam
mê cuộc đời của anh luôn ở tầm thấp. Một thời gian dài anh sống “phòng
không” và tạo cho anh Trần Văn Trản cảm xúc đặc biệt để lại một ấn phẩm
không phai nhòa của STCo về Nữ hoàng giường Queen bed của anh. Được giao
làm Hiệu trưởng trường Võ bị đầu tiên, anh Thành nhận thản nhiên như bao
nhiệm vụ khác. Không biết nhiệm vụ này có liên quan gì đến việc dẫn anh
đến quyết định rất bất ngờ sau này không. Anh lên xe hoa cùng chị Nguyễn
Việt Nga vào năm 2000. Sự kiện này là nỗi niềm hân hoan to lớn của toàn
bộ phong trào STCo.
Chúng tôi đã dự định tổ chức một buổi lễ thật STCo để
chúc mừng anh. Song do bị các vị quan viên hai họ “lườm” cũng như Quán
hơi bị Gió pha loãng nên dự định trên đã không thành công như mong muốn.
Trong lúc đang chuẩn bị ký kết với NIIT thì Đại sứ quán
Ấn Độ giới thiệu với chúng tôi ông Ganesh Natarajan, Tổng Giám đốc Công
ty Aptech. Không biết có duyên gì không song câu chuyện của chúng tôi
rất là bén ngọt. Có lẽ quyết định nhanh chóng đổi từ NIIT sang Aptech
liên quan đến hai nỗi lo lớn mà Aptech đã giải phóng cho tôi. Thứ nhất,
Aptech có chương trình học tin học 3 năm, sau đó cộng 1 năm mở rộng là
sinh viên có thể nhận được một bằng đại học mở của Canada. Điều này giúp
cho việc thu hút sinh viên đến với chúng tôi bởi đối với nhiều gia đình
hiện nay ngành nghề tương lai chưa chắc quan trọng bằng tấm bằng đại học.
Thứ hai, Aptech nói là họ có trên 1000 văn phòng tìm việc làm trên toàn
cầu cho sinh viên. Và ngay lập tức họ có thể đón nhận 25 lập trình viên
do FPT đề cử sang lập trình tại Mỹ. Đề nghị này quá hấp dẫn bởi lẽ nếu
sinh viên Aptech có thể kiếm việc làm ở Mỹ thì không biết bao nhiêu thanh
niên sẽ xin vào học. Đó là chưa kể đến giá cả của Aptech còn mềm hơn NIIT.
Biên bản ghi nhớ được ký kết ngay trong vài ngày thăm
Việt Nam của Aptech. Tôi không kể những điều hay ho của Aptech ở đây song
đối với các con cháu trong gia đình mình tôi đều khuyên vào học Aptech.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Aptech thực sự là nơi cung cấp hành trang tối
cần thiết để bước vào tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Ngày 16/9/1999 tại TP Hồ Chí Minh và 17/9/1999 tại Hà
Nội, hai Trung tâm Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech đã được chính thức
khai trương và khai giảng khóa học đầu tiên.
Đại sứ Ấn Độ Aftab Seth tại buổi lễ khai trương FPT-Aptech
Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Lịch sử giao hữu giữa nhân dân hai nước
Ấn Độ và Việt Nam đã bắt rễ từ hơn 1000 năm nay, từ khi Đạo Phật từ Tây
Trúc đến Việt Nam. Và nay đào tạo phần mềm là bước phát triển mới của
bang giao Ấn-Việt”.
Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Phó Chủ tịch Hội tin học TP Hồ
Chí Minh, trở thành Giám đốc Trung tâm Aptech HCM. Trường Tùng là bạn
học và chơi trong nhóm chúng tôi hồi còn học ở Đại học Matxcơva. Hồi đó
Trường Tùng là một thanh niên đẹp trai “da trắng, má hồng” với những nụ
cười vô tư đầy quyến rũ, luôn đi đầu trong các phong trào của sinh viên,
học xuất sắc, hát hay, chơi thể thao tích cực. Anh luôn luôn là đối tượng
của các cô gái cùng trường. Kỷ niệm sâu sắc nhất trong quan hệ của chúng
tôi là một hôm anh đến phòng tôi, nét mặt buồn bã và ra lệnh: “Anh
Bình đi mua rượu về uống”. “Có việc gì?”, tôi hỏi. Tùng
trả lời cộc lốc “Đưa đám tình yêu”. Tôi đã tế nhị rón rén đi
mua rượu uống và sau đó thì không nhớ gì nhiều lắm nữa trừ một câu thơ
kỷ niệm về mối tình của anh mà tôi đã được nghe anh đọc vào ngày hôm đó:
Chú thích
các nhân vật trong bài viết:
- Tác giả Trương Gia
Bình, hiện là Chủ tịch HĐQT FPT;
- Anh Nguyễn Thành Nam, hiện là TGĐ FPT;
- Anh Hoàng Minh Châu và chị Trương Thanh Thanh, hiện đều
là Phó Chủ tịch HĐQT FPT;
- Anh Lê Trường Tùng, hiện là Hiệu trưởng trường ĐH FPT;
- Anh Nguyễn Khắc Thành, hiện là Hiệu phó Trường Đại Học FPT
kiêm Giám đốc FPT-Aptech HN; |
|
“Mùa thu về cho lá vàng rơi
Cho ai nắm tay ai đi giữa cuộc đời”.
Cũng vì mối tình này anh đã bỏ làm chuyển tiếp sinh,
về Việt Nam gia nhập quân ngũ.
Khi thành lập FPT HCM người đầu tiên anh Hoàng Minh Châu
và tôi đi vận động gia nhập FPT chính là anh. Song chúng tôi đã thất bại.
Thật ra mong muốn FPT có anh chưa bao giờ rời bỏ chúng tôi. Lần gặp gỡ
nào với anh, tôi đều rón rén như ngày xưa chèo kéo anh. May sao nỗ lực
bền bỉ của anh Hoàng Minh Châu, chị Trương Thanh Thanh, anh Nguyễn Thành
Nam, tôi và nhiều người khác nữa và quan trọng hơn có lẽ là ngọn cờ xuất
khẩu phần mềm đã thuyết phục Lê Trường Tùng gia nhập FPT. Với uy tín và
năng lực của mình, anh không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng
FPT-Aptech HCM, mà còn đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy phong trào
làm phần mềm và đào tạo lập trình viên cho TP HCM nói riêng và Việt Nam
nói chung. Cùng với anh ChâuHM, sự xuất hiện của anh trên các phương tiện
thông tin đại chúng luôn gây sự chú ý quan tâm của mọi người. Sự nỗ lực
của anh Lê Trường Tùng và anh Nguyễn Khắc Thành đã đơm hoa kết trái. Tám
Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã và đang được thành
lập trên cả nước suốt từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tầu, TP HCM và Cần
Thơ. Trên 1500 sinh viên đang học trong các Trung tâm này.
Với mạng lưới Aptech trên cả nước, với công nghệ đào
tạo hiện đại và cập nhật, FPT đang tham gia tạo tiền đề quan trọng cho
nền công nghiệp phần mềm non trẻ của Việt Nam.
Chủ tịch
HĐQT FPT PGS.TS. Trương Gia Bình, Hiệu trưởng trường ĐH FPT TS.
Lê Trường Tùng, Hiệu phó trường ĐH FPT TS. Nguyễn Khắc Thành (trái
qua phải) hát mừng kỷ niệm 10 năm FPT-APTECH tại khách sạn Sheraton,
Hà Nội |
|
Trương Gia Bình
(nguồn Nội San Aptechite)
|