Seminar Kỹ năng mềm cho sinh viên FPT-APTECH  
 

(Post 18/08/2010) Ngày 14-08 vừa qua Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-APTECH đã mời ông Phí Anh Tuấn giám đốc Công Ty CMC Soft chi nhánh TPHCM tọa đàm với chuyên đề “Kỹ năng Phỏng vấn & Quy trình phần mềm” đây chính là một phần Kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên chuẩn bị tham gia xin việc tại các công ty.

Ông Phí Anh Tuấn trong buổi tọa đàm với sinh viên FPT

Với hơn 60 sinh viên tham gia hội thảo Ông Phí Anh Tuấn (Diễn giả) đã đặt ra những vấn đề các bạn cần chuẩn bị trước khi đi làm như sau:

  1. Những khó khăn mà sinh viên mới đi làm thường gặp.
  2. Sinh viên cần làm gì.
  3. Quy trình phần mềm tại các công ty.
  4. Chuyên môn kỹ năng ngành nghề, những vấn đề sinh viên thắc mắc.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình diễn giả đã chia sẽ những khó khăn mà sinh viên mới ra trường thường gặp. Khó khăn đầu tiên làm sao vượt qua chính mình khi sinh viên mới ra trường luôn cho rằng:

  • Mình chưa có kinh nghiệm làm việc.
  • Kiến thức cung cấp ở trường chưa đủ.
  • Luôn lo lắng về cách hành sử của mình do còn non nớt.

Theo ông, sinh viên cần đầu tư làm tốt từng đồ án học tập của mình tại trường. Ngoài vấn đề học tốt công nghệ, ngôn ngữ lập trình trên lớp, sinh viên cần chủ động nghiên cứu thêm thông tin trên mạng để nắm vững hơn, rõ hơn những kiến thức trên. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại trường qua đó xây dựng cho mình những kỹ năng mềm cần thiết như: Làm việc nhóm, linh hoạt, chủ động trong công việc…. Đây chính là kinh nghiệm quý báo để sinh viên có thể tự giới thiệu chính mình với nhà tuyển dụng.

Sinh viên FPT tham gia buổi hội thảo

Khó khăn thứ 2:

  • Sinh viên chưa định vị và xác định được nghề nghiệp khác với chỗ làm dẫn đến có cách nhìn chưa chuẩn xác về thu nhập và môi trường thử thách.
  • Từ dễ mới đến khó có nghĩa các bạn phải làm tốt công việc đơn giản trước mới đến công việc phức tạp tại Công ty mới .

Khó khăn thứ 3: Khi mới đi làm sinh viên rất dễ bị sốc khi phải tiếp cận với môi trường chuyên nghiệp mà các công ty phần mềm luôn đòi hỏi ứng cử viên phải đáp ứng.

  • Làm việc trong môi trường tập thể.
  • Công việc luôn có thời hạn hoàn thành theo kế hoạch đã định.
  • Chủ động sắp xếp công việc của mình để hoàn thành công việc được giao với chất lượng tốt nhất.
  • Hợp tác phối hợp tốt với đồng nghiệp để thực thi các công việc.
  • Chủ động làm việc với đối tác của công ty để công việc được giao hoàn tất thuận lợi.

Khó khăn thứ 4: Thiếu kiến thức bổ trợ ngoài ngành học chính, nguyên nhân do:

  • Các kiến thức hiểu biết về ngành nghề khác được xuất hiện từ tính đa ngành nghề của doanh nghiệp.
  • Công nghệ hiện nay luôn đổi mới.
  • Các bổ trợ về kiến thức xã hội bao gồm cả văn hóa và tài vặt.
Sinh Viên FPT lắng nghe ý kiến của diễn giả

Hướng giải quyết:

Sinh viên cảm thấy thiếu vì hiện nay các bạn rất lười đọc sách báo. Các bạn chỉ chú trọng việc học, thời gian còn lại thì chơi game dẫn đến những kiến thức, thông tin quy định mới của nhà nước và doanh nghiệp trên báo chí, truyền thông không được cập nhật. Các hoạt động phong trào về thể dục thể thao không tham gia dẫn đến các tài vặt không có. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng khi tham gia các hoạt động khi còn ngồi trên ghế nhà trường của sinh viên.

Kết luận các bạn cần gì Ông Phí Anh Tuấn đã tóm lược đưa ra một số ý kiến sau:

  1. Cố gắng học thật tốt chương trình của trường.
  2. Cần tìm hiểu để có được hiểu biết về những khó khăn kinh tế để chúng ta có thể đối mặt với nó khi ra trường.
  3. Tự tin hơn vì đơn giá lao động của mình “rẻ hơn”.
  4. Nỗ lực hơn nữa để nâng cao những kỹ năng mềm ngay từ lúc còn đi học.

Về chuyên môn kỹ năng ngành nghề, các bạn có thể nhìn vào hình ảnh sau để hiểu rõ hơn và chọn cho mình nhóm ngành phù hợp với yêu cầu và tố chất từng người.

Để thành công hơn trong buổi phỏng vấn sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau:

  1. Xác định vị trí công việc mình mong muốn.
  2. Nâng cao kỹ năng, hiểu biết về công việc mình sẽ làm.
  3. Tìm hiểu kỹ về Công ty tuyển dụng.
  4. Hồ sơ xin việc phải có những điểm nhấn nhất định.
  5. Làm bài thi đầu vào cố gắng chi tiết hóa bằng những chú thích.
  6. Cẩn thận từ hành vi, lời nói, tác phong trong lúc phỏng vấn (Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể).
  7. Tự tin và không thụ động khi tham gia phỏng vấn. Nên thuyết phục em sẽ làm được gì sau thời gian một hoặc hai tháng.
  8. Trung thực.
  9. Biết thể hiện những tài mọn của mình.
  10. Chú trọng đến thăng tiến trong công việc hơn vấn đề tài chính.

Kết thúc buổi tọa đàm Ông Phí Anh Tuấn nhắn nhủ đến các bạn sinh viên “Cứ nhìn vào tương lai một cách lạc quan. Đừng nhìn vào mức lương hiện tại mà đơn vị tuyển dụng đồng ý trả cho bạn, mà nên nhìn vào vị trí tương lai của mình sẽ làm tại đơn vị trên"

Chúc tất cả các bạn thành công

Hùng Thạnh
(Lược ghi)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Khai giảng Khóa 3 - Chương trình chuyển tiếp Cử nhân CNTT FPT GREENWICH tại Tp Hồ Chí MinhNghề Lập Trình: Không Khô Khan Như Bạn Nghĩ
FPT-APTECH sẻ chia cùng học sinh nghèo Tây NinhFPT-Aptech công bố tuyển sinh “Lập trình viên Aptech nhận bằng đôi”
Những sinh viên FPT-APTECH đầu tiên sang Anh quốc nhận bằng đại học GreenwichCơ hội kiếm tiền từ viết ứng dụng di động
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11