(Post 29/11/2010) Nhân lực là mối lo lớn nhất
của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định mở công ty phần mềm
tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu
về nhân lực công nghệ thông tin
đến năm 2020 sẽ khoảng 528.000 người, trong đó có khoảng 148.000 người
làm trong lĩnh vực phần mềm, nhưng khả năng đào tạo hiện nay chỉ có thể
đáp ứng khoảng 400.000 người. Đây mới là số người được đào tạo, còn việc
có đáp ứng được nhu cầu
của nhà tuyển dụng hay không lại là chuyện khác.
Nếu mọi việc suôn sẻ, công ty phần mềm 100% vốn của Hewlett-Packard
(HP) tại Việt Nam sẽ chính thức được thành lập vào đầu năm 2011. Đó là
thông tin được một lãnh đạo cao cấp của HP Việt Nam tiết lộ với phóng
viên Báo Đầu tư. Theo vị lãnh đạo này, HP đang trong quá trình lên kế
hoạch đàm phán và xin ý kiến từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam
đối với dự án này.
Tuy nhiên, ngoài các công việc liên quan đến thủ tục
thành lập công ty, mối lo lắng của HP còn là vấn đề nhân lực. Do đó, HP
rất mong chờ có được những chính sách hỗ trợ phát triển liên quan đến
nhân lực từ phía các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Sự lo lắng về vấn đề nhân lực của HP không phải là không
có cơ sở. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), nguồn
nhân lực phần mềm hiện vừa thiếu, lại vừa yếu. Còn theo thống kê của
Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu
cầu về nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020 sẽ khoảng 528.000
người, trong đó có khoảng 148.000 người làm trong lĩnh vực phần mềm, nhưng
khả năng đào tạo hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 400.000 người. Đây
mới là số người được đào tạo, còn việc có đáp ứng được nhu cầu của nhà
tuyển dụng hay không lại là chuyện khác.
FPT
APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công
nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào
tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế ISO9001.
Học
CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
HP không phải là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất trong
lĩnh vực công nghệ thông tin lo lắng đến vấn đề nhân lực khi đầu tư vào
Việt Nam. Từ mấy năm trước, để giải quyết vấn đề nhân lực, Intel đã thiết
lập Chương trình học bổng du học Intel Việt Nam để tìm kiếm và đào tạo
các kỹ sư tương lai cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất thế
giới của mình tại Việt Nam. Dự kiến, khi nhà máy này của Intel hoạt động
hết công suất sẽ cần khoảng 4.000 lao động Việt Nam.
Vấn
đề nhân lực công nghệ thông tin còn làm đau đầu chính các doanh nghiệp
công nghệ thông tin trong nước. Các doanh nghiệp này đã phải “tự kê đơn
bốc thuốc” chữa trị căn bệnh trên trước khi được hưởng lợi từ các chính
sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin từ phía Nhà
nước.
Chẳng hạn, FPT đã thành lập Trường đại học FPT, để đào
tạo nhân lực cho Tập đoàn và thị trường. Tuy nhiên, sinh viên được đào
tạo qua trường này mới đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu tuyển dụng của
FPT.
Tương tự, Công ty Phần mềm TMA cũng đã thành lập trung
tâm đào tạo để cung ứng nhân lực có chất lượng cho nhu cầu của Công ty,
đồng thời tăng thêm nguồn cung nhân lực cho ngành gia công phần mềm Việt
Nam.
Nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020
sẽ khoảng 528.000 người, nhưng khả năng đào tạo hiện nay chỉ có thể đáp
ứng khoảng 400.000 người
Đức Huy
(theo báo Đầu Tư)
Tin liên quan:
|