(Post 30/12/2010) Trong số 68 vụ phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ năm nay, có tới 23 vụ IPO là
của các công ty Trung Quốc, theo Mark Heesen, chủ tịch Hiệp hội vốn đầu
tư mạo hiểm quốc gia. Mark Heesen cho rằng sự gia tăng số lượng vụ IPO
của các công ty Trung Quốc ở Mỹ là một hiện tượng mới - sự trở lại của
những người Trung Quốc đã từng được đào tạo ở Mỹ.
Trong khi tổng thống Mỹ Barack Obama gặp mặt với giám
đốc điều hành một số công ty lớn nhất nước Mỹ vào ngày thứ Tư vừa qua
để thảo luận về ý tưởng mở rộng nền kinh tế và tạo ra việc làm, một công
ty gia công phần mềm Trung Quốc lại đang hùn vốn để mở rộng ở thị trường
Mỹ.
iSoftStone Holdings có trụ sở ở Bắc Kinh đã phát hành
cổ phiếu vào ngày thứ Tư vừa qua. Công ty này đã bán được 18,8 triệu cổ
phiếu trị giá 13 USD/cổ phiếu, thu về 140,8 triệu USD. iSoftStone Holdings
hiện niêm yết trên sàn chứng khoán New York.
iSoftStone có khoảng 10.000 nhân viên, hầu hết ở Trung
Quốc nhưng đang tìm kiếm các khách hàng Mỹ. Để giúp thực hiện được kế
hoạch này, vào tháng 10 vừa qua, iSoftStone đã mua lại Ascend, công ty
tư vấn CNTT cho các khách hàng nằm trong top 1.000 của Fortune có trụ
sở ở Waltham, bang Massachuset.
Công ty Trung Quốc này tin rằng Ascend sẽ giúp họ mở
đến những thị trường mới, "khi mà ngày càng nhiều tổ chức tài
chính và ngân hàng toàn cầu muốn làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ
CNTT và gia công quy trình kinh doanh (BPO) của Trung Quốc",
Tianwen Liu, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Ascend nói vậy
ở thời điểm sáp nhập.
Tổng thống Obama đã thảo luận hơn 4 giờ đồng hồ với giám
đốc điều hành các công ty gồm Google, Intel, Cisco, GE và nhiều hãng khác
về vấn đề sáng tạo, giáo dục, thương mại toàn cầu và xuất khẩu.
Đây cũng là những thứ mà Trung Quốc đang tìm kiếm, và
bước đi của iSoftStone cho thấy các công ty Trung Quốc có thể cải thiện
khả năng của họ để cạnh tranh ở Mỹ ở việc gia công phần mềm và cả những
việc đòi hỏi kỹ năng cao.
Và iSoftStone không phải là công ty gia công duy nhất
từ Trung Quốc phát hành cổ phiếu ở Mỹ năm nay. hiSoft Technology International,
ở Đại Liên (Trung Quốc), đã lên sàn chứng khoán NASDAQ vào tháng 6/2010.
Đây là công ty Trung Quốc đầu tiên trong lĩnh vực gia công BPO và dịch
vụ CNTT lên sàn chứng khoán ở Mỹ.
Sau đó một tháng, Camelot Information Systems, có trụ
sở ở Bắc Kinh, cũng lên sàn NASDAQ. Công ty này là nhà triển khai giải
pháp ERP của SAP lớn nhất trên thị trường Trung Quốc.
Một dấu hiệu cho thấy hướng đi mới của Trung Quốc tới
thị trường Mỹ là số vụ IPO liên quan đến các công ty Trung Quốc tăng nhanh.
Có tổng cộng 86 vụ IPO ở thị trường Mỹ trong năm nay, tăng mạnh so với
cả hai năm 2008 và 2009 chỉ có 18 vụ IPO. Trong năm 2007, có 86 vụ IPO.
FPT
APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công
nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào
tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế ISO9001.
Học
CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Nhưng trong số 68 vụ IPO ở Mỹ năm nay, có tới 23 vụ IPO
là của các công ty Trung Quốc, theo Mark Heesen, chủ tịch Hiệp hội vốn
đầu tư mạo hiểm quốc gia (NVCA). Mark Heesen cho rằng sự gia tăng số lượng
vụ IPO của các công ty Trung Quốc ở Mỹ là một hiện tượng mới - sự trở
lại của những người Trung Quốc đã từng được đào tạo ở Mỹ.
Thực vậy, nhiều quản lý cao cấp ở iSoftStone có bằng
đại học ở Mỹ. Scott Gehsmann, chuyên gia phân tích của PricewaterhouseCoopers
cho rằng việc lên sàn chứng khoán Mỹ có thể sẽ giúp các công ty Trung
Quốc phát triển nhanh hơn. "Công ty sẽ có được một dấu chứng
nhận chất lượng khi lên sàn ở thị trường tài chính phát triển nhất thế
giới", Gehsmann nói.
Lên sàn còn giúp các công ty Trung Quốc thuê nhân viên
Mỹ, đó là lợi thế cạnh tranh nữa.
Quốc Cường
(theo Computerworld)
Tin liên quan:
|