Chảy máu chất xám?  
 

(Post 26/02/2011) Đã đến lúc đổi cụm “chảy máu chất xám” bằng “sự lưu thông chất xám” hay “chuỗi chất xám” bởi cá nhân có thể đóng góp cho đất nước của anh ta mà không nhất thiết phải trở về nước. Tác giả bài viết là chủ tịch Tổ chức chiến lược sáng tạo châu Á (ASI), tổ chức tư vấn trụ sở tại Los Angeles - Mỹ. Gần đây ông đứng đầu nhóm hỗ trợ quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ, được hỗ trợ bởi Hội đồng chính sách quốc tế và Liên đoàn người Ấn Độ.

Trong một bài phát biểu toàn liên bang, Tổng thống Obama đã nêu bật sự khác biệt tồn tại cố hữu trong toàn cầu hóa. Ông nói đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tại Trung Quốc và Ấn Độ như mối họa đối với thế mạnh cạnh tranh của Mỹ dù cũng thừa nhận rằng sự thịnh vương của nước Mỹ cần đến nguồn nhân lực bắt nguồn từ cả 2 đất nước này.

Thông điệp đối lập này đã trở thành một yếu tố gây căng thẳng quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ. Nói cách khác, Ấn Độ, một trong những nơi thực hiện gia công nhiều nhất thế giới, đang trở thành chủ đề chỉ trích chính trị từ phía Mỹ bởi Mỹ coi Ấn Độ như đối thủ kinh tế.

Gần đây, Quốc hội Mỹ đã quyết định thắt chặt quy định visa H-1B áp dụng đối với lao động nước ngoài, chính Tổng thống Obama cũng kêu gọi thắt chặt chế độ phạt thuế đối với các công ty thuê gia công.

Phía Ấn Độ phản đối dữ dội việc này, nhiều công ty công nghệ nổi tiếng của Ấn Độ chuyển trọng tâm khỏi thị trường Mỹ sang nhóm thị trường khác chào đón họ nhiệt tình hơn.

Thành công của giới doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao mà Tổng thống Obama coi như chìa khóa thành công sẽ phụ thuộc vào nguồn cung lao động trình độ tay nghề cao trên toàn cầu mà Ấn Độ đóng góp rất lớn.

Tổng thống thừa nhận điều đó khi ông chê bai bản chất của chính sách nhập cư của Mỹ: “Sinh viên nước ngoài đến đây học tại các trường đại học và cao đẳng của chúng ta. Thế nhưng ngay khi có bằng, họ trở về nhà và dùng kiến thức đã học ở Mỹ để cạnh tranh với Mỹ. Thật vô lý.”

Trong khi tranh cử vào chiếc ghế Tổng thống hiện nay, Tổng thống Obama đã nói đến việc sẽ tạo ra cơ chế cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học ở Mỹ với tấm bằng giỏi nhận được visa làm việc. Hiện nay, khoảng 20 nghìn visa đang được cấp theo diện này, phần nhiều trong số này dành cho sinh viên Ấn Độ, dù nhu cầu thực tế cao hơn như vậy.

Dù chính sách nhập cư của Mỹ vẫn còn đang bị tranh cãi nhiều, hậu quả tiêu cực từ việc hạn chế nước Mỹ tiếp cận với nguồn nhân lực nước ngoài được thừa nhận rộng rãi. Trên thực tế, nước Mỹ duy trì được thế nổi trội như hiện nay nhờ sự đóng góp không nhỏ của nhóm kỹ sư công nghệ và sinh viên nước ngoài.

Người nhập cư trình độ cao giúp đẩy nhanh sự thịnh vượng và đổi mới của nước Mỹ, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nghiên cứu cho thấy nhiều doanh nhân Ấn Độ đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập nhiều công ty công nghệ cao nổi nhất Mỹ.

Tài năng khoa học kỹ thuật nước ngoài, chủ yếu đến từ Ấn Độ, cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của nhiều trường đại học hàng đầu tại Mỹ. Nhiều sinh viên Ấn Độ giành được bằng tiến sỹ ở Mỹ cũng chọn làm việc ở đây ít nhất một thời gian. Sự hiện diện của họ, cùng với nhiều người nhập cư trình độ cao đến từ nước khác, đã giúp nhân lực khoa học kỹ thuật Mỹ tăng trưởng nhanh hơn.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào nhân lực công nghệ từ nước ngoài sẽ ngày một lớn hơn bởi người Mỹ thường thiếu kỹ năng mà thế hệ cha mẹ họ, người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ trẻ em (baby boomer), có nhưng đang dần bước vào tuổi về hưu. Nước Mỹ cần cố gắng đẩy mạnh thu hút thêm tài năng từ nước ngoài hơn nữa. Họ có thể chọn Ấn Độ để khởi đầu.

Dù Ấn Độ là nguồn cung nhân sự trình độ cao và nước Mỹ thực sự cần đến nhân sự nước ngoài để phát triển khoa học cũng như kỹ thuật, cả 2 nước chia sẻ quyền lợi chung trong hợp tác về nguồn nhân lực, chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới kinh tế toàn cầu.

Trên phương diện này, chính phủ Mỹ và Ấn Độ nên đưa ra thỏa thuận song phương để đảm bảo visa làm việc cho kỹ sư Ấn Độ trình độ cao. Mỹ đã đưa ra thỏa thuận song phương đối với một số nước nhất định trong đó có Canada và Mêhicô. Kỹ sư trình độ cao từ 2 nước này sẽ không phải chịu giới hạn như quy định visa làm việc H-1B.

Nhiều chính trị gia tại cả 2 nước cho rằng tồn tại định đề tổng bằng 0 trong nguồn cung nhân sự toàn cầu. Tại Mỹ, một số người cho rằng khi tính linh động của dòng nhân lực ngoại tăng lên, mức lương của người lao động trình độ cao tại bản địa sẽ giảm xuống. Thế nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy khi số lượng người lao động nhập cư trình độ cao tăng lên, hoạt động tạo việc làm tại Mỹ hiệu quả hơn.

Ấn Độ cũng hưởng lợi từ tính linh động của nhóm chuyên gia công nghệ. Thay cho “chảy máu chất xám”, nền kinh tế toàn cầu đổi mới mạnh mẽ đang tạo ra “sự lưu thông chất xám” hay “chuỗi chất xám” trong đó tài năng trở về đất nước của họ với vốn, kỹ năng và tri thức cùng với nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp đa quốc gia cũng như hệ thống công nghệ.

Rõ ràng, một số người Ấn Độ trình độ cao, hưởng lợi từ thỏa thuận nhập cư song phương, sẽ chọn ở lại Mỹ mãi mãi và trong khi đó vẫn đóng góp cho Ấn Độ dưới hình thức gửi kiều hối về nước và hỗ trợ xây dựng quan hệ giữa nhà cải cách Ấn Độ cũng như doanh nhân tại nhiều nước khác. Tuy nhiên, nhóm người khác, với ý tưởng và trải nghiệm của riêng họ, sẽ trở về đúng lúc và đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của Ấn Độ.

Mỹ và Ấn Độ đóng vai trò then chốt trong quá trình lưu thông chất xám. Thay cho việc nhìn nguồn nhân lực toàn cầu đang tồn tại định đề tổng bằng 0, sự phụ thuộc lẫn nhau về kỹ năng buộc họ phải hợp tác với nhau theo cách tốt nhất có thể. Làm được như vậy không chỉ có lợi về mặt kinh tế mà còn củng cố cho quan hệ song phương của Mỹ và Ấn Độ.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Ngọc Diệp - AsiaSentinel
(nguồn CafeF)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Intel đầu tư 100 triệu USD vào các trường đại học MỹĐề xuất cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện đề án tăng tốc CNTT
Phó Thủ tướng gỡ rối giúp ngành thông tin truyền thôngNăm 2011 bùng nổ mạng xã hội Việt Nam?
Apple sẽ... phá sản ?Người “tấn công” số 1
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11