(Post 08/03/2011) Trong hơn 2 giờ tư vấn trực tuyến với độc giả VnExpress, Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng chia sẻ, tương lai ngành công nghệ thông tin đang rộng mở, và việc lựa chọn ngành học này là một quyết định đúng đắn. Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng đang trả lời độc giả. Ảnh: Hoàng Hà | |
- Em hiện là học sinh THPT ở Hà Nội. Em thấy những năm gần đây hầu hết các trường đại học đều có mở ngành CNTT và ngành này đang trở nên hot. Nhưng em băn khoăn là liệu nhu cầu nhân lực trong vài năm tới có tuyển hết số nhân lực đang được đào tạo trong các trường hiện nay không? Và vài năm nữa, em có bị thất nghiệp nếu theo học ngành CNTT không? (Thành Trung, 18 tuổi, Hà Nội) - TS Lê Trường Tùng - - Hiệu trưởng ĐH FPT: Theo đề án mới nhất về phát triển nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam của Thủ tướng, đến năm 2020 chúng ta sẽ cần có một triệu nhân lực, trong đó 80% đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Các doanh nghiệp CNTT đang rất khát nhân lực được đào tạo tốt để duy trì được tốc độ tăng trưởng. Riêng Tập đoàn FPT trong vài năm tới cũng có nhu cầu tuyển dụng trung bình khoảng 3.000 kỹ sư CNTT mỗi năm. Không kể đến các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế như ngân hàng, hàng không, sản xuất, thương mại... cũng đều có nhu cầu nhân lực CNTT rất lớn. Hiện nay không một ngành kinh tế hay một doanh nghiệp lớn nào có thể hoạt động thiếu CNTT. Vì vậy nếu bạn được đào tạo tốt về CNTT thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về công việc trong tương lai. Nhưng nếu chỉ có tấm bằng mà không có kiến thức kỹ năng phù hợp thì cùng hoàn toàn có khả năng thất nghiệp. - Em đang học lớp 12 và thích ngành CNTT nhưng em đang lo lắng không biết mình có những tố chất nào có thể theo ngành này không, làm sao để biết được những tố chất đó (Trần Đan Thanh, 18 tuổi, Q7, TP.HCM) - TS Trần Thế Trung - Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ FPT: Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi ở những người theo đuổi nó có tố chất quan trọng nhất là khả năng về tư duy logic. Ngoài ra những người có kiến thức rộng, đa ngành và luôn suy nghĩ về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống hay năng suất lao động sẽ có nhiều cơ hội gắn bó với công nghệ thông tin trong quá trình đưa công nghệ thông tin vào thực tiễn. Khả năng làm việc nhóm, sắp xếp thời gian và công việc một cách khoa học cũng là những tố chất quan trọng cho những người làm trong ngành công nghệ thông tin. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT Trần Thế Trung. Ảnh: Hoàng Hà | |
- Cho em hỏi ngành CNTT yêu cầu rất cao như Toán, Lý, Hóa... mà em lại không giỏi 3 môn đó nên không đủ điều kiện để học và có cảm giác không nên theo nghề này. Nhưng lại thấy mê CNTT và hay vào web về CNTT để đọc. Em nên làm gì? Có nên theo nghề này không? (Tam, 18 tuổi, Hà Nội) - TS Lê Trường Tùng: Thông tin em có không hoàn toàn chính xác. Các kiến thức Toán, Lý, Hóa em được học chỉ là kiến thức phổ thông, chưa thể hiện được việc em có theo được ngành CNTT hay không. Hiện nay để theo học được ngành CNTT em chỉ cần có tư duy logic ở một mức độ nhất định cộng thêm với lòng quyết tâm và đam mê. Bài thi của ĐH FPT chính là để đánh giá khả năng đó của thí sinh. Việc còn lại của em là cần xác định xem mình có thật sự thích và đam mê cũng như chấp nhận các đặc thù trong công việc của ngành này hay không. - Xin hỏi TS Lê Trường Tùng: Theo tôi hiểu thì đa số doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam vẫn nhận gia công và testing cho nước ngoài có đúng không? Nếu vậy có thực sự cần sinh viên ưu tú về CNTT không? Tiến sĩ có con không và các cháu có theo học CNTT? (Quỳnh Như, 35 tuổi, Hà Nội) - TS Lê Trường Tùng: Cảm ơn bạn, tôi có 2 cháu, đầu tiên gia đình định hướng không muốn cho các cháu theo học ngành CNTT vì ngành này tuy có nhiều cơ hội nhưng áp lực cao, thay đổi liên tục. Nhưng cuối cùng thì cả 2 cháu đều tự chọn theo học về CNTT, và gia đình tôn trọng sự lựa chọn của các cháu. Cháu trai theo ngành Công nghệ Phần mềm, cháu gái theo ngành Multimedia. Sinh viên FPT-APTECH, tham gia thực tập "On job training" tại Công ty phần mềm FPT Software | |
Về bức tranh Công nghiệp Phần mềm Việt Nam hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm Việt Nam tập trung vào cả 2 thị trường trong và ngoài nước, với doanh thu tăng trường khoảng 40%/năm (tức gần gấp 2 lần sau 2 năm), gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của các ngành khác, và quy mô, số lượng các công ty phần mềm và số người làm phần mềm cũng tăng rất nhanh. Các hệ thống phần mềm lớn dùng trong các bộ ngành, tổng công ty Việt Nam phần lớn đều do các công ty phần mềm Việt Nam thực hiện. Trong các công việc làm phần mềm hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, việc đưa ra các sản phẩm mang tính đóng gói cho thị trường trong và ngoài nước chiếm tỷ trọng không nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào làm dịch vụ, phát triển phần mềm theo đơn đặt hàng, testing, một số công ty có nhận các công việc liên quan đến R&D (nghiên cứu phát triển) theo đơn hàng của các công ty công nghệ quốc tế. Tất cả công việc này đều cần các chuyên gia CNTT cao cấp, vì mức độ phức tạp của công việc không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn ở quy mô lớn của công việc cần giải quyết. - E muốn học ngành lập trình mã nguồn mở thì nên thi vào trường nào ạ? (Nguyễn Huy Mạnh, 22 tuổi, Ba Vì, Hà Nội) - TS Lê Trường Tùng: Không có ngành học gọi là lập trình mã nguồn mở mà chỉ có ngành Công nghệ phần mềm (Software engineering). Ngành học này sẽ có mảng kiến thức liên quan đến lập trình mã nguồn mở mà bạn muốn theo đuổi. Ngành này sẽ đào tạo các kiến thức kỹ năng tổng quát trong lĩnh vực phần mềm, khi ra trường hoặc ngay trong quá trình học bạn có thể chọn để làm việc và nghiên cứu chuyên sâu về phần mềm mã nguồn mở. Hiện nay ĐH FPT là trường đào tạo hàng đầu và có số lượng sinh viên đông nhất về ngành này. - Xin hỏi, hiện nay học CNTT tỷ lệ có việc làm bao nhiêu phần trăm? (Nguyenduyhung, 50 tuổi, Dhung1961@yahoo.com) - TS Lê Trường Tùng: Điều này phụ thuộc chính vào chất lượng đào tạo chứ không có câu trả lời chung. Đây là ngành luôn có nhu cầu rất lớn về nhân lực và nếu được đào tạo tốt thì chắc chắn sinh viên ra trường sẽ có việc làm. Tại ĐH FPT, 100% sinh viên ra trường sẽ có việc làm. Cựu sinh viên FPT-Aptech thành đạt tại các doanh nghiệp được CEO và các lãnh đạo Aptech toàn cầu đến thăm | |
- Chào các thầy, em cũng từng là cựu sinh viên CNTT, nhưng e thấy đa số sinh viên CNTT ra trường đều khó tìm được việc làm đúng ngành mình học nếu cứ chỉ áp dụng các kiến thức mà nhà trường đã dạy. Như vậy năm nay chương trình đào tạo CNTT có thay đổi như thế nào cho đúng thực tế các doanh nghiệp yêu cầu? (Lanh, 29 tuổi, Bình Tân, TP HCM) - TS Lê Trường Tùng: Chương trình đào tạo CNTT hiện nay tại các trường ở Việt Nam là khá khác nhau. Tại ĐH FPT, tiêu chí quan trọng nhất là đào tạo đúng những gì mà ngành công nghiệp và các doanh nghiệp đang cần. Để làm được điều này cần tuân thủ các chuẩn quốc tế để kiến thức và công nghệ được cập nhật thường xuyên, mời các chuyên gia giỏi từ ngành công nghiệp này tới giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, "nhúng" sinh viên vào môi trường thực tế càng sớm càng tốt, chú trọng đào tạo các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc. Nếu làm được việc này thì sinh viên không lo gì không làm được việc hay làm không đúng ngành được học. - Trong các ngành của CNTT thì nước ta đang có nhu cầu lớn nhất là ngành gì? (Nguyễn Phạm Hùng Anh, 18 tuổi, Hunganhdl@ovi.Com) - TS Trần Thế Trung: Theo tôi, các lĩnh vực CNTT đang và sẽ có nhu cầu lớn tại Việt Nam là xuất khẩu phần mềm trong đó nổi lên phần mềm nhúng, hệ thống viễn thông cho thiết bị di động, đặc biệt là không dây băng thông rộng, điện toán đám mây và các dịch vụ chuyên môn kèm theo, tích hợp hệ thống thông tin, thiết kế web, ứng dụng di động và sản xuất nội dung số... Là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực phần mềm lâu năm và uy tín hiện nay hiện Hệ thống trường đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-APTECH đã công bố chương trình “Học Aptech – Trải nghiệm Hi-Tech tại MSC Malaysia” khởi đầu cho mùa tuyển sinh năm 2011 chuyên ngành lập trình viên quốc tế khóa học 2 năm. “Hi-Tech Workshop” là tên chuyến đi thực tế tập huấn kết hợp du lịch 4 ngày 3 đêm của sinh viên FPT-Aptech tại siêu hành lang truyền thông đa phương tiện MSC Malaysia (Multimedia Super Corridor) với sự hợp tác với trường đại học công nghệ sáng tạo Limkokwing. Mục tiêu của workshop là để các bạn sinh viên: - Mở rộng tầm nhìn, hội nhập quốc tế
- Định hướng nghề nghiệp, tương lai
- Nâng cao kiến thức chuyên ngành
- Rèn luyện kỹ năng sống- giao tiếp
- Nắm bắt xu hướng công nghệ học tập
Được trải nghiệm từ Trường Limkokwing - “Trường Đại học Sáng tạo đầu tiên của thế giới”. Sau khóa học tại Malaysia, sinh viên sẽ được nhận chứng chỉ của trường Limkokwing. Chuyến đi 4 ngày 3 đêm vô cùng ý nghĩa và thú vị này là món quà mà Hệ thống Trường đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-Aptech muốn dành tặng cho các bạn trẻ yêu thích sáng tạo & lập trình và đăng ký Nhập học FPT-Aptech từ nay đến 31/3/2011 để được tặng ngay chuyến đi tập huấn & trải nghiệm tuyệt vời này. Thông tin tìm hiểu và đăng ký online tại http://fpt.aptech.edu.vn/malaysia |
(trích từ VnExpress) Tin liên quan: |