Để Việt Nam mạnh về công nghệ thông tin: Cần sự liên kết ba bên  
 

(Post 19/04/2011) Mục tiêu của Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông" là đến năm 2015, nước ta sẽ có 30% sinh viên tốt nghiệp đại học ngành CNTT, điện tử, viễn thông có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; năm 2020 con số này sẽ là 80%.

Giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học FPT Hà Nội

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lấy ý kiến đại diện các cơ sở đào tạo CNTT truyền thông (TT) và các doanh nghiệp trong cả nước để tháo gỡ khó khăn trước mắt, phấn đấu thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực CNTT theo đúng mục tiêu đã định. Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT cần khoảng 554.000 lao động, trong đó khoảng 50% có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Năm 2010 thế giới cũng thiếu khoảng 3 triệu lao động có trình độ đại học về CNTT và đến năm 2020 là 10 triệu. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia thị trường lao động CNTT quốc tế. Có thể thấy tương lai đầu ra của ngành CNTT là rất sáng sủa, vấn đề là tổ chức đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên như thế nào.

Hiện nay Việt Nam đang có nguồn nhân lực trẻ, đầy tiềm năng. Khả năng về logic và toán học của sinh viên Việt Nam tốt, lại cần cù, chịu khó, người lao động có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc cường độ cao. Tuy nhiên, các tân cử nhân CNTT vẫn còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; kỹ năng mềm như trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn yếu; thiếu kiến thức, khả năng tư duy và làm việc độc lập. Ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc phụ trách giáo dục Intel Việt Nam cho biết: Ưu tiên số một của Intel là phát triển đội ngũ kỹ sư Việt Nam để thay thế các chuyên gia nước ngoài. Công ty cần đội ngũ nhân viên giỏi làm việc trong môi trường đa quốc gia để giúp vận hành nhà máy một cách hoàn hảo. Song, thách thức đối với Intel Việt Nam hiện nay là 100% nhân viên phải qua đào tạo nội bộ 3-6 tháng trước khi làm việc; khoảng cách giữa yêu cầu của công ty và trình độ, kỹ năng của sinh viên mới tốt nghiệp còn khá lớn. Trong khi đó, các trường học, cơ sở đào tạo lại lo lắng vì sinh viên đăng ký ngành CNTT đang giảm trung bình mỗi năm 10-15%. Kết quả khảo sát 10.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sức hút vào học ngành CNTT-TT giảm: năm 2009 là 9% và 2010 còn 6,5%.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Về vấn đề này, theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT, nên rà soát và gỡ bỏ nhanh các rào cản nhằm tăng cường xã hội hóa, thu hút đầu tư, phát triển và mở rộng hệ thống đào tạo nhân lực CNTT-TT. Chính phủ cũng cần có ưu đãi về tài chính cho sinh viên; nhà đầu tư đào tạo CNTT… Ông Vũ Tuấn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông) cho rằng cần gắn kết đào tạo với nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đưa ra nhu cầu đào tạo, hỗ trợ nhà trường về vật chất và tạo môi trường cho sinh viên thực hành để tăng cường tính thực tiễn cho sinh viên, tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Để đạt mục tiêu đề ra, nhiều chuyên gia cho rằng cần có sự liên kết mạnh mẽ giữa Chính phủ, nhà đầu tư và cơ sở đào tạo. Có như vậy, Việt Nam mới sớm trở thành nước mạnh về CNTT và TT.

Nguyễn Minh
(theo báo Hà Nội Mới)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


"Tuyệt chiêu" cho sinh viên ngành kỹ thuậtVì sao Silicon Valley “khát” nhân lực?
Đào tạo sát thực tế, mới hayLàm việc tại gia, một công ba việc
Chân dung 5 phụ nữ tài năng làm thay đổi thế giới InternetChủ tịch Google Châu Á: “Nhân viên không cần thiết phải nói được tiếng Anh”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11