Thuở “hàn vi” của các hãng công nghệ nổi tiếng  
 

(Post 08/11/2011) Những xu hướng kinh doanh hiện tại của các hãng công nghệ cũng không phải là bất biến và sẽ có một ngày chúng sẽ lại thay đổi, để khi các thế hệ sau nhìn lại sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sao các doanh nghiệp này từng làm những nghề kì lại tới vậy vào thuở ban đầu.

Quả táo "cắn dở" - một biểu tượng nổi tiếng đại diện cho hãng Apple

Thông thường một công ty bắt đầu sự nghiệp của mình với ý tưởng kinh doanh mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên, khi các điều kiện thị trường thay đổi, xu hướng tiêu dùng biến chuyển hoặc khi chính những nhà đầu tư nghĩ ra ý tưởng mới, công ty buộc phải chuyển hướng kinh doanh. Đó gần như là tình trạng chung của các hãng công nghệ, bởi lẽ thế giới số luôn luôn thay đổi và có nhiều điểm ngoặt quan trọng. Việc bắt kịp và chuyển đổi xu hướng kinh doanh gần như là điều kiện sống còn của các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh này.

Những xu hướng kinh doanh hiện tại của các hãng công nghệ cũng không phải là bất biến và sẽ có một ngày chúng sẽ lại thay đổi, để khi các thế hệ sau nhìn lại sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sao các doanh nghiệp này từng làm những nghề kì lại tới vậy vào thuở ban đầu.

Những xu hướng kinh doanh hiện tại của các hãng công nghệ cũng không phải là bất biến và sẽ có một ngày chúng sẽ lại thay đổi, để khi các thế hệ sau nhìn lại sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sao các doanh nghiệp này từng làm những nghề kì lại tới vậy vào thuở ban đầu.

1. Nokia

Hãng điện thoại Phần Lan lúc mới khởi nghiệp năm 1865 vốn là một công ty chuyên bán các sản phẩm về giấy. Tới năm 1898, Nokia chuyển thành công ty chuyên bán ủng cao su. Trong ảnh là logo ban đầu của Nokia. Công ty này chỉ chính thức tham gia thị trường kinh doanh hàng điện tử vào năm 1912 và kết hợp với hãng sản xuất tivi Salora của Phần Lan ra mắt chiếc điện thoại radio vào năm 1979.

2. Samsung

Công ty Samsung ra đời vào năm 1938. Ban đầu, hãng chuyên bán đồ tạp hóa và làm mì. Sau chiến tranh Triều Tiên, Samsung chính thức chuyển đổi, thêm dây chuyền dệt vào những năm 1950 và cuối cùng tiến vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng vào cuối những năm 1960. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên.

3. Nintendo

Lịch sử của Nintendo bắt đầu từ năm 1887. Khi đó hãng chuyên sản xuất những bộ bài Hanafuda, một trò chơi của người Nhật. Nintendo đã "kiếm sống" bằng cách này cho tới tận những năm 1960 và sau đó trải qua vô số nghề từ công ty kinh doanh taxi, xây dựng "khách sạn tình nhân" cho tới bán máy hút bụi. Hãng chính thức bước vào ngành máy chơi game điện tử từ giữa thập niên 1970.

4. Sharp

Cái tên của hãng bắt nguồn từ chính sản phẩm đầu tiên, đó là những chiếc bút chì kim đầu nhọn. Vào năm 1915, người sáng lập hãng, ông Takuji Hayakawa đã phát minh ra chiếc bút chì kim này và lấy chữ "nhọn" - Sharp làm tên của công ty. Sharp chính thức gia nhập ngành công nghệ, khi hãng sản xuất chiếc máy tính điện tử bán dẫn đầu tiên vào năm 1964.

5. Skype

Skype vốn được xây dựng bởi một đội ngũ những người từng viết ra phần mềm chia sẻ dữ liệu Kazaa. Tuy nhiên, Kazaa nhanh chóng "chết" vì các vụ kiện tụng. Kazaa được đánh giá là một công nghệ rất hiệu quả dùng để truyền tải dữ liệu cực nhanh, nhưng nhiều người đã dùng công nghệ đó để chia sẻ nhạc bất hợp pháp. Nếu dùng công nghệ đó để mọi người thực hiện các cuộc điện thoại miễn phí trên Internet sẽ là điều tuyệt vời. Hai doanh nhân là Niklas Zennstrom và Janus Friis đã tận dụng ý tưởng từ Kazaa và chính thức ra mắt Skype vào năm 2003.

6. Panasonic

Ban đầu, Panasonic là một công ty chuyên sản xuất đui đèn. Người sáng lập công ty, ông Konosuke Matsushita đã thiết kế ra một chiếc đui đèn cho công ty đèn điện Osaka vào năm 1917. Tuy nhiên, công ty này chê không dùng, nên Matsushita đã tách ra mở công ty riêng. Sau đó ông đã nhận được một hợp đồng lớn sản xuất bộ cách điện. Ông đã dùng số tiền đó để tạo đui đèn đôi, thành công lớn đầu tiên của ông trước khi Panasonic chuyển sang lĩnh vực đồ điện tử.

7. Motorola

Motorola chính thức khởi nghiệp từ năm 1928 với tên gọi Galvin Manufacturing, chuyên sản xuất loại thiết bị cho phép đài radio chạy bằng nguồn điện thay vì chạy pin. Năm 1930, họ đã mua lại bằng sáng chế radio cho xe hơi và đăng kí thương hiệu của công ty là Motorola, kết hợp giữa "motor" (động cơ) với "Victrola" (một loại máy ghi âm).

8. HP

Dave Hewlett và Bill Packard đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghệ từ trong một chiếc gara để xe. Tuy nhiên, ban đầu họ không sản xuất máy tính, mà là vô số loại thiết bị dùng để kiểm nghiệm các đồ công nghệ khác. Thương vụ đầu tiên của công ty là bán 8 thiết bị tạo dao động âm thanh cho hãng phim Walt Disney vào năm 1939. Disney đã dùng các thiết bị này để tạo ra bộ phim Fantasia đánh dấu cột mốc lịch sử của chính hãng.

9. Twitter

Twitter ra đời vào tháng 7/2006, là sự hợp tác của bộ ba Jack Dorsey, Evan Williams và Biz Stone. Evan Williams và Biz Stone cùng với nhau tạo nên Odeo, công ty chuyên về sản xuất và phát hành các podcast trên mạng. Ý kiến về việc tạo nên Twitter đến từ Jack Dorsey, 1 nhân viên bình thường trong công ty. Đến mãi tháng 3/2006, Twitter vẫn chỉ là 1 dạng giao tiếp vui với nhau giữa các nhân viên trong Odeo. Dịch vụ bắt đầu ra mắt người sử dụng vào tháng 7.

10. Apple

Apple ban đầu có tên Apple Computer với mục đích sản xuất máy tính cá nhân. Mặc dù hãng vẫn đang sản xuất những chiếc máy tính cá nhân với thiết kế nổi bật, nhưng sản phẩm gây được tiếng vang của Apple lại là các thiết bị di động như máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Năm 2007, Apple đã chính thức loại bỏ chữ "Computer" (máy tính) ra khỏi tên công ty để chứng tỏ hãng đang tập trung sức vào lĩnh vực thiết bị di động.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(theo VnEconomy)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBMTôi hài lòng về chất lượng nhân lực Việt Nam
Những "bóng hồng" trong làng công nghệ Việt“Mẹo” săn việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp
Tỉ phú CNTT người Việt khởi nghiệp với 2 USD trên đất Mỹ“Mẹo” thuyết phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11