Đời ta do ai định đoạt?  
 

Đọc câu chuyện Quyết định làm thay đổi cuộc đời của bạn Võ Văn Huy (báo Tuổi Trẻ số trước), người đã từ bỏ ngành dược để thi lại vào ngành CNTT không khỏi không liên tưởng đến nhiều bạn trẻ khác đang loay hoay, thậm chí mắc kẹt trên đường đời.

Minh họa: Vũ Đình Giang

Vì như Huy, nhiều bạn trẻ đang thực sự không biết mình muốn gì, phù hợp điều gì, và nhất là vì khi sức ỳ đã nặng, họ không dám thay đổi thói quen.

Còn bao nhiêu bạn trẻ đang lỡ theo học một ngành mình không yêu thích, hoặc nhận ra không phù hợp nhưng không dám làm lại từ đầu? Bao nhiêu bạn trẻ không dám nhảy việc và chấp nhận bào mòn chính mình ở một môi trường không còn sức phát triển cho bản thân chỉ vì không dám đánh đổi?

Bởi ở đời có câu "phóng lao thì phải theo lao", nên cứ thế có không ít người dù nhận biết mình đã lỡ đi lạc đường, đã lỡ đi nhầm nước cờ, đã nghĩ đến chuyện phải sửa đổi, phải làm lại nhưng chần chừ nên rồi bỏ lỡ những cơ hội, và hơn thế nữa là dần dần tạo cho mình một sức ỳ tâm lý: ngại thay đổi, không dám thay đổi.

Kiểu "chậc lưỡi" ở đâu rồi cũng thế, ở đâu cũng có chuyện này chuyện kia đã biến nhiều con người vốn đầy nhiệt huyết trở thành dễ thỏa hiệp. Và trên ghế giảng đường, đây đó vẫn tồn tại một suy nghĩ: miễn ra trường kiếm được việc. Đích đến chỉ là kiếm được việc, nên cái suy nghĩ việc đó có phù hợp hay không, có làm mình thích thú hay không, đam mê hay không trở thành thứ yếu: vậy thì việc gì phải thay đổi, khi thay đổi nào đã chắc thành công.

Tương tự thế với các bạn học sinh lớp 12, ở cái tuổi 18 được cho là tuổi của ngưỡng cửa trưởng thành, vẫn còn những trường hợp nghĩ giản đơn: vào được đại học rồi tính tiếp… nên sau đó, nhiều bạn ưu tiên chọn ngành, chọn trường dễ đậu… mà không hề bận tâm liệu chính mình có phù hợp với ngành học đó, hay ra trường, mình có đáp ứng được những đòi hỏi của công việc đó.

Chuyện nghe ra cứ tưởng là chuyện lựa chọn của mỗi cá nhân nhưng kỳ thực lại có liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội.

Như trong gia đình, nhiều cha mẹ đã quyết định thay con… để rồi con ỷ lại. Nhiều cha mẹ mặc kệ con quyết định… nên con lại hoang mang. Nếu không thể định hướng cho con cái, ít ra cũng gợi mở được cho con cái suy nghĩ: hơn ai hết, bản thân mình quyết định và chịu trách nhiệm đời mình.". Và cùng với điều đó là những phân tích thiệt hơn chí tính chí lý để giúp con em mình đưa ra quyết định.

Hay trong trường học, còn quá ít nếu như không muốn nói là rất hiếm những chương trình ngoại khóa giúp bạn trẻ xác định đam mê, năng khiếu, sở thích của mình. Những hoạt động tìm hiểu công việc, nghề nghiệp liệu có muộn không, khi chỉ rải rác áp dụng cho các khối lớp 12. Và trước những kiểu a dua phong trào thấy mọi người đi học quản trị kinh doanh thì mình cũng đi học quản trị kinh doanh, liệu đã được các thầy cô góp lời tư vấn.

Câu chuyện mở rộng ở mức xã hội, vẫn còn đó tồn tại suy nghĩ và dường như thực tế cũng thế: công việc có được là nhờ nhất thân, nhì thế và các kiểu chạy chọt khác… nên có khi kiếm được việc đã là mừng ở đó nói đến chuyện thay đổi. Hoặc cũng còn đó kiểu sống lâu lên lão làng, bè cánh quan hệ… làm người ta sợ mất nhiều hơn, riết rồi nhắm mắt... đưa chân, mặc cho con tạo xoay vần đến đâu. Tâm lý ngại thay đổi đơn lẻ ấy dần trở thành một tâm lý chung, của số đông.

Vẫn biết có đó những ví dụ như Bill Gates bỏ học, Đặng Lê Nguyên Vũ bỏ học và những gương mặt thành công khác khi dám xóa bàn cờ đánh lại từ đầu, nhưng xem ra đó cũng chỉ là thiểu số ví dụ.

Câu chuyện Quyết định làm thay đổi cuộc đời của bạn Võ Văn Huy xem ra đáng để mỗi người chúng ta nhìn lại chính mình.

Liệu chúng ta có đang loay hoay và mắc kẹt trong sự thỏa hiệp của bản thân, hay thực sự đã quyết tâm trên con đường mình lựa chọn?

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Canon D
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Vượt "sốc" rớt đại học để bước tiếpSuy nghĩ để chọn lựa về bậc Đại học và nghề nghiệp
Khó ủng hộ ứng dụng mobile ViệtSinh viên... mì ăn liền !!!
Hành trình gian nan của ứng dụng Việt cho smartphone"Dựa dẫm" thời công nghệ
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11