Từ gánh hát đến nghệ sỹ đời thường  
 

(Post 30/03/2006) Khi còn đang ngơ ngác giữa FPT, anh bị giao luôn một vai diễn trong chương trình của công ty. Hồi hộp, sung sướng. Vai diễn đầu tiên có thể chưa nhiều ấn tượng sâu đậm nhưng hình ảnh một cậu trai trẻ, thư sinh say sưa hát cải lương, “đổ” từng câu, “nhả” từng chữ thì chắc hẳn khán giả hôm đó khó có thể quên được. Càng lạ hơn khi phát hiện ra cậu trai “ôn cổ” đó là một marketing của Học viện Quốc Tế FPT khu vực phía nam: Nguyễn Nhựt Tân. Tân là người đưa cải lương - một nét văn hóa truyền thống của dân tộc vào văn hóa STCo của FPT.

Ký ức từ một gánh hát cải lương

TânNN lớn lên trong suối nguồn cải lương. Truyền thống năm đời theo nghề hát đã hằn dấu trong tâm trí cậu bé những ngày tháng nay đây mai đó, theo gánh hát của cha đi biểu diễn từng tích cổ. Cha của Tân là nghệ sỹ cải lương gạo cội Thanh Tòng. Em gái của Tân là nữ nghệ sỹ cải lương Quế Trân, nối nghiệp truyền thống gia đình. Tân lớn lên giữa những câu hát man mác, dịu dàng kết hợp những sắc thái trang nghiêm của âm nhạc cung đình hòa với chất dân dã của bài chòi, xuân nữ; những câu hát chứa đầy tâm trạng và nỗi lòng của con người cứ da diết, sắt se. Những tháng ngày ấy, cậu bé mới lon ton, lẫm chẫm ấy không hiểu hết tại sao dứt mỗi câu hát, khán giả lại òa lên như nức nở, như vỡ ra từ điệu nhạc.

Ngấm cải lương từ khi còn nhỏ xíu, Tân đặc biệt thích thú với cải lương tuồng cổ. Bởi cải lương ở đó, không đơn thuần chỉ là những thiết kế phù hợp với tâm trạng nhân vật, nơi người diễn điều khiển, thao túng từng nhịp điệu để tạo nên cái hay, cái đẹp và cả bản sắc riêng của mình mà còn chứa đựng rất nhiều các bài học. Tấm gương Trung-Hiếu-Tiết-Nghĩa, những câu chuyện Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín không phải là những bài học giáo điều, khô cứng mà sống động trong những lời ca, điệu nhạc luyến láy tình cảm, sâu đậm ân tình. Ngấm cải lương và cũng ngấm luôn những trang sử của Trung Quốc, của Việt Nam từ một thuở ấu thơ theo gánh hát cải lương của ba như thế.

Lúc nào đi học thì thôi, cứ tối đến, cậu bé lại loanh quanh để theo gánh hát của ba. Đêm nào có vở diễn là cậu lại say sưa xem. Là gánh hát của ba nên cậu thường rất được cưng chiều, thậm chí nhiều anh chị trêu ghẹo, chọc phá. Có lần, cậu bị dụ mặc áo đẹp rồi bị đẩy luôn ra ngoài sân khấu. Vai diễn đầu tiên trong đời cậu là vai diễn trong vở Thánh Gióng đó. Nhát vì khi đó mới chỉ 4, 5 tuổi, cậu cứ nắm chặt bức màn hai cánh gà không chịu buông ra trông vừa dễ thương vừa tội nghiệp.

Nghệ sỹ của đời thường

Ấu thơ về một thời kỳ rong ruổi theo gánh hát của cha, ấu thơ về một thế giới sân khấu cải lương nơi cậu không ít lần say sưa nghe, say sưa xem không lưu giữ nổi chân của cậu trai mê công nghệ. Giữa dòng chảy của gia đình, cậu quyết tâm đi một con đường riêng. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa, cậu về đầu quân cho FPT. Văn hóa STCo với những bài hát đã khiến Tân cồn cào nhớ đến những ngày tháng thơ ấu và có dịp ôn lại mấy ngón nghề ca vọng cổ của mình. Cậu bé nhút nhát ngày xưa hai tay nắm chặt cánh gà khi bị đẩy ra sân khấu, giờ đã rất tự tin đứng trước đám đông, lên sân khấu và ca cải lương rất “mùi”. Cải lương có phong vị đặc biệt là như thế. Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá trình khổ luyện, tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào lòng diễn viên, đã biến thành máu thịt, thì các kỹ thuật gieo câu, nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy, đều là kết quả của sự xúc động tình cảm sâu sắc nhất của người hát

Giọng ca của Tân có thể không đủ dày cho sự thu âm nhưng đặc biệt truyền cảm và có hồn. Cải lương luôn đòi hỏi người diễn phải nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Nếu diễn viên chỉ chú ý đến lời bài hát mà không quan tâm đến nhân vật thì rất có thể, khán giả chỉ nhớ đến con người thật của anh ta chứ không gắn với nhân vật nào cả. Tân mạnh về độ truyền cảm các vai diễn tới khán giả. Mỗi lần lên sân khấu, dưới ánh đèn, khi nhìn xuống, khán giả càng đông càng như nguồn hứng khởi khiến Tân say sưa với nghề, với vai diễn của mình hơn.

Khi mới vào FPT, đang còn ngơ ngác, Tân đã bị các anh chị ấn ngay cho một vai diễn để tham gia chương trình của công ty. Vừa hồi hộp, vừa sung sướng. Vai diễn đầu tiên có thể chưa có nhiều ấn tượng sâu đậm nhưng hình ảnh một cậu trai trẻ, thư sinh say sưa hát cải lương thì những khán giả của buổi tối hôm đó được mục sở thị chắc cũng khó quên. Với chính Tân, cậu cũng mong ngóng đến các ngày hội diễn 13/03, Tết thiếu nhi 01/06, Trung Thu, 13/09 để có dịp lên sân khấu, biễu diễn, để sướng vì được hát, được nhiều người chịu nghe và có thể truyền ngón nghề cải lương này. Bởi lẽ, giờ đây, cải lương đang vắng bóng, đang đi dần vào quên lãng trước một thế hệ trẻ của Pop-Rock

Cải lương theo phong cách STCo

Đó là cách một người trót mang nghiệp ca kỹ vào FPT. Tân đã chọn cách này để mới hóa dòng cải lương đa thanh, đa sắc và cũng làm giàu thêm màu sắc cho dòng văn hóa ca hát STCo. Kỷ niệm nhớ nhất trong sự nghiệp hát cải lương STCo của TânNN đó là nhân dịp khai trương trung tâm FPT-Aptech. Hôm đó, cả anh BìnhTG, anh ChâuHM, anh TùngLT đến dự. Tân đã mạnh dạn ca bài cải lương nói về Rượu – bài hát mà sau này mỗi khi có dịp liên hoan, giao lưu với khách hàng Tân cũng thường đem ra phục vụ. Những bài cải lương tiếng Anh mà anh ChâuHM sưu tầm, giao lại cho Tân và truyền vào trong FPT HCM một dòng cải lương mới mà nhờ đó, mọi người quen dần với phong cách, với tâm hồn của cải lương. Thế đã là một cách để không quên vốn cổ rồi.

Cải lương và STCo đã giúp cho anh chàng marketing của Học viện Quốc tế FPT trở nên gần gũi, gắn bó hơn với mọi người, hòa nhập rất nhanh vào đại gia đình FPT. Tự hào nhất với Tân là vở diễn “Bao công xử án hàng tân trang” của anh ChâuHM viết sau khi được công diễn đã lập tức được Gặp nhau cuối tuần xin lại để phát sóng.

Nhớ lại những ngày mới về, mọi người còn rất xa lạ với cải lương. Những sáng tác của Tân dù rất ấn tượng và đúng thời điểm như ra mắt câu lạc bộ Tài năng trẻ, khai trương Công viên phần mềm Quang Trung, bài hát hưởng ứng tiến lên toàn cầu hóa, bài hát cho FPT Small nhưng lời nhạc tự sáng tác còn rất xa lạ với mọi người nên rất khó thuộc. Tân thay đổi cách sáng tác, để gần gũi hơn, gắn bó hơn với mọi người như bài hát về anh Tùng trên nền nhạc “Cô gái mở đường”

Thời gian và công việc cũng cuốn Tân đi. Nhưng nhiều người vẫn còn nhớ đám cưới của Tân, đó thực sự là bữa tiệc ca nhạc, cải lương dành cho người FPT. Chẳng thế mà TânNN đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú của FPT, được nhận giải thưởng Sao văn hóa của công ty. Anh là một nghệ sỹ giữa đời thường, giữa FPT giản dị như vậy thôi.

(theo báo Chúng Ta)


 
 

 
     
 
Người Aptech khác:


Tâm sự người ra đi“…Điếc không sợ súng???“
Trang Hồng Sơn - một Aptechite với hoài bão đáng trân trọngTân khoa Aptechite xuất sắc nhất!
"Nếu là Trai, sẽ làm nhiều hơn thế!""Mình không nghĩ CNTT dành riêng cho phái mạnh"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11