5 cách tránh phần mềm độc hại trên thiết bị Android  
 

(Post 13/07/2013) Các phần mềm độc hại trên Android có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng bạn có thể thoát khỏi chúng bằng cách tuân theo một số quy tắc đơn giản như sau:

FPT-APTECH-5-cach-tranh-phan-mem-doc-hai-tren-thiet-bi-android

1. Không truy cập và download bất kỳ nội dung nào từ các trang web khả nghi

Công ty bảo mật Blue Coat đã phát hiện ra rằng nội dung khiêu dâm là hướng đe dọa chính. "Trong năm 2012 nơi nguy hiểm nhất cho người sử dụng thiết bị di động là nội dung khiêu dâm. Hơn 20% thời gian mà người sử dụng di động truy cập các trang web độc hại được bắt nguồn từ các trang web có nội dung khiêu dâm."

Vì thế, chỉ cần tránh các trang web "đen" này và bạn sẽ tránh được rất nhiều các phần mềm độc hại.

2. Không download các chương trình từ các cửa hàng Android của bên thứ ba

Juniper Networks phát hiện ra rằng "cửa hàng của bên thứ ba đã trở thành kênh phân phối yêu thích của những kẻ viết phần mềm độc hại". Juniper nói thêm: "Các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba là nguồn lây nhiễm lớn nhất loại phần mềm độc hại phổ biến nhất trên Android hiện nay - Trình cài đặt giả (Fake Installer), một chương trình giả mạo các ứng dụng hợp pháp."

Chắc hẳn là nếu công ty vận chuyển hay các nhà cung ứng thiết bị cung cấp cho bạn một cửa hàng ứng dụng, bạn có thể sử dụng nó. Tuy nhiên, nói chung nếu bạn tránh xa các cửa hàng Android của bên thứ ba này và trung thành với cửa hàng Google Play, bạn sẽ an toàn hơn nhiều.

3. Xem xét cẩn thận bất kỳ chương trình nào trước khi bạn cài đặt nó để đảm bảo rằng nó hợp pháp và nó chỉ đòi hỏi những quyền hạn cần thiết

Bạn nên cảnh giác với những chương trình không rõ danh tánh ngay cả trên cửa hàng Google Play. Đúng như vậy, mặc dù Google đã có những bước tiến lớn trong việc giữ sạch Google Play khỏi những phần mềm độc hại bằng chương trình Bouncer - chương trình phát hiện các phần mềm độc hại được tải lên bởi các nhà phát triển, nhưng vẫn còn một số chương trình xấu chưa được kiểm soát. Một ứng dụng giả mạo BlackBerry Messenger Android gần đây đã trà trộn vào Google Play và chỉ được gỡ bỏ sau khi đã có 100.000 người tải về.

Vì vậy, ngay cả trên Google Play, hãy xem xét cẩn thận từng ứng dụng trước khi cài đặt nó. Có nhiều người đang dùng nó không? Nó có được đánh giá tốt không? Nó thực sự đến từ hãng sản xuất đó không? Ví dụ, phần mềm độc hại Blackberry đã thành công bởi vì đã xảo ngôn rằng nó đến từ RIM, nhưng Blackberry đã ngừng sử dụng tên đó từ tháng 1/2013.

Bạn cũng nên kiểm tra quyền hạn của bất kỳ chương trình mà bạn cài đặt. Chẳng hạn, tại sao một trò chơi lại cần phải gửi đi một tin nhắn?

Nếu bạn không hiểu rõ các quyền hạn đó là gì, truy cập trang web của Google Play để xem các nhà phát triển nói gì về các quyền hạn ứng dụng của họ. Nếu họ chẳng mảy may đề cập đến, hãy tránh xa.

4. Nếu có thể, hãy nâng cấp lên phiên bản Android mới nhất

Một cách khác để cải thiện sự an toàn là nâng cấp điện thoại hay máy tính bảng của bạn lên Android 4.2 Jelly Bean. Theo Juniper, 77 % phần mềm độc hại trên Android chiếm đoạt tiền của người dùng bằng cách gửi đi các tin nhắn SMS mất phí. Với phiên bản 4.2, Android sẽ thông báo cho bạn biết mỗi khi một ứng dụng đang cố gửi một tin nhắn SMS đến các dịch vụ cao cấp với một khoản chi phí kèm theo. Khi đó bạn có thể quyết định liệu có muốn cho phép nó gửi tin nhắn hay là ngăn chặn nó.

5. Sử dụng phần mềm diệt virus (anti-virus software)

Cuối cùng, cho dù phần mềm diệt virus không phải là một liều thuốc vạn năng khi có quá nhiều phần mềm độc hại ngoài kia, bạn vẫn không nên sử dụng một thiết bị Android mà không cài bất cứ phần mềm diệt virus nào, cũng giống như khi sử dụng một máy tính Windows mà không được sự bảo vệ của phần mềm diệt virus.

Nếu bạn đã sử dụng Android được một thời gian, bạn có thể nghĩ rằng phần mềm diệt virus là vô dụng. Cũng phải thôi khi đã có một khoảng thời gian hầu hết các phần mềm diệt virus thông dụng chỉ là "rác". Nhưng mọi việc đã thay đổi. Ngày nay, đa số phần mềm diệt virus đang làm tốt công việc bảo vệ bạn.

Bốn chương trình dẫn đầu: Thứ nhất là TrustGo; thứ hai là Lookout; và đồng hạng ba là Norton Mobile Security và Trend Micro Mobile Security.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Hoàng Duy
(theo Infonet)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Một số thủ thuật khi dùng Google Docs5 dấu hiệu smartphone Android của bạn đã nhiễm mã độc
Bí ẩn đằng sau phòng thí nghiệm tuyệt mật của GoogleThời của Enterprise Architect
Cách loại bỏ quảng cáo trên AndroidTự học lập trình trong 10 năm
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11