Dù rớt đại học, nhưng với kỳ thi này tôi đã thành công  
 

Tuổi Trẻ Online vừa nhận được tâm sự của bạn Nguyễn Viết Công Hậu - thí sinh vừa rớt ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM vì thiếu 1 điểm. Công Hậu chia sẻ góc nhìn lạc quan khi bạn cho rằng bạn đã "thành công" với kỳ tuyển sinh năm nay. Mời các bạn đọc - đặc biệt là các thí sinh, phụ huynh - cùng theo dõi và chia sẻ câu chuyện, góc nhìn của riêng bạn.

Phụ huynh chờ con em dự thi đại học trong mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 - Ảnh: Minh Đức
FPT-APTECH-du-rot-dai-hoc-nhung-voi-ky-thi-nay-toi-da-thanh-cong

Chỉ vài tiếng trước thôi, tôi biết tin mình "chính thức" rớt đại học. Một tin mà tôi chẳng lấy gì làm bất ngờ. Cũng may là trường tôi dự thi thông báo điểm chuẩn dự kiến sớm nên tôi phần nào chuẩn bị được tinh thần.

Ngày đi thi, tôi chẳng có gì hơn ai cả. Tôi chỉ có kiến thức được học tại một ngôi trường khá nhỏ, rất ít người biết đến. Nhưng tôi tự hào vì tôi đã học được kiến thức từ những thầy cô từ ngôi trường nhỏ bé ấy, Trường THPT Phú Hòa (huyện Củ Chi - TP.HCM). Đó là lý do tại sao tôi không học thêm, không đi luyện thi ở các trung tâm vì tôi có một niềm tin, những kiến thức mà các thầy cô sẽ giúp tôi "thành công".

Với tôi "thành công" ở đây không phải là đậu đại học. Thành công ở đây là những gì tôi sử dụng từ những kiến thức đó.

Trong quá trình tự ôn luyện, tôi hiểu rõ mình chẳng thông minh, chẳng tài giỏi. Tôi đã học chỉ để biết rằng este có mùi hương dùng trong thực phẩm. Tôi đã học để chỉ cản mẹ tôi không dùng lại dầu đã chiên vì nó đã chuyển hóa từ chất béo sang các chất độc hại...

Với tôi, những tháng ngày ôn thi đại học lại là những tháng ngày học tập lý thú. Tôi chỉ như người dạo quanh với những kiến thức khoa học, chẳng bận tâm đến công thức giải nhanh, những mánh làm bài. Rồi rốt cuộc, tôi đã ngộ ra nhiều điều. Thực chất giáo dục là gì? Giáo dục chỉ là để đi thi thôi à? Phải chăng mỗi năm, hàng triệu thí sinh lao đầu vào kỳ thi này chỉ để có một chỗ ở đại học? Vậy chương trình học 12 năm rốt cuộc chỉ để đi thi thế này thôi sao? Sao nó chẳng thể cho tôi những kỹ năng để đi vào cuộc sống? Sao nó chẳng thể cho tôi nhiều hứng khởi để học tập?

Sau loạt câu hỏi đặt ra trong đầu, tôi gấp sách lại. Tôi không buông xuôi. Tại sao phải lao đầu vào học như một cái máy? Tại sao phải học mấy trăm công thức, làm mấy trăm đề thi để rồi nếu ta đậu đại học, những gì sẽ còn lại trong đầu? Những cái ta cố công nhồi nhét vào bộ não rồi sẽ đi về đâu?

"Người ta chỉ thật sự thất bại khi từ bỏ mọi hi vọng và cố gắng. Tôi chỉ thực sự thất bại khi nghĩ rằng mình chẳng còn đường để đi. Tôi không biết giảng đường đại học sẽ dạy tôi điều gì nhưng tôi đã có những bài học hữu ích đầu tiên ở trường đời khi đối diện với việc rớt đại học".

Tôi thực sự run sơ, không hẳn vì sợ đề thi đại học. Tôi cảm thấy ớn lạnh khi một vài bạn trong phòng thi đại học của tôi thi môn trắc nghiệm mà tôi chỉ toàn nghe thấy tiếng bấm máy. Tiếng bấm máy "tách tách, cạch cạch" liên hồi dường như có nhịp điệu hoang hỉ. Âm thanh ấy làm tôi sợ hãi.

Trong giây phút hoang mang ấy tại phòng thi, tôi nhận ra: "Mình có rớt cũng phải thôi". Những gì mình chuẩn bị đi thi chỉ là mấy công thức cơ bản lèo tèo, mấy chương lý thuyết mà mình cảm thấy đáng dùng trong cuộc sống. Còn các bạn kia đã ôn kỹ càng suốt vài năm và nhiều hơn thế nữa. Tôi thua các bạn ấy cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng tôi không hối hận vì đã không đi luyện thi. Chí ít, tôi đã đi trên đôi chân của một học sinh trung bình để thách đấu cùng các bạn trên một trận đấu mà giữa thắng và thua chỉ cách nhau gang tấc.

Tôi đã rớt đại học với 17 điểm. Đó là 17 điểm tôi đã đi trên đôi chân của mình. 17 điểm của 1 năm lớp 12 tôi phải ôn lại kiến thức của 3 năm trời. Tôi đã rớt đại học vì thiếu 1 điểm!

Trong suốt mấy tuần qua, tôi đã học cách chấp nhận sự thật rằng mình đã rớt đại học. Rớt thì đã sao? Biết bao nhiều người chỉ thiếu 0,5 điểm đó thôi! Sự đau khổ của mình chẳng là gì với bao người chỉ còn cách đích đến 0.5 điểm, với bao người 9 điểm/môn vẫn rớt...

Rồi tôi đã chiêm nghiệm ra, đôi khi rớt đại học lại được nhiều hơn mất. Nó dạy ta bài học phải biết chấp nhận thực tại. Nó dạy cho ta bài học đứng dậy sau mỗi lần thất bại. Như tôi đã học được: ngã xuống thế nào không quan trọng, quan trọng là cách ta đứng lên.

Những dòng cuối cùng trong bài viết này, tôi muốn dành cho thầy Mai - thầy dạy toán của tôi, người đã truyền lại cảm hứng yêu thích môn toán tưởng chừng đã nguội lạnh trong tôi suốt 3 năm trời. Chính ngọn lửa yêu thích môn toán đã dẫn dắt tôi thi vào ngành toán học. Tôi muốn nói với thầy rằng: "Em đã không thực hiện được mơ ước ở thời điểm hiện tại này nhưng em tin rằng em vẫn yêu thích toán lắm. Dù thế nào em vẫn sẽ không từ bỏ mơ ước ấy".

Từ điểm bắt đầu đến thành công nào chỉ có một con đường thẳng? Tôi tin rằng có vô số cách chọn con đường đi đến đích đến thành công. Một ngày nào đó, tôi sẽ lại được sống với đam mê của mình.

Với tôi, kỳ thi này tôi đã "thành công".

Nguyễn Viết Công Hậu

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Anh chưa thạc sĩ thì chưa thành chồng?"Con cô còn rớt đại học, làm sao cô dạy em thi đậu?"
Rớt đại học: Cuộc sống còn mãi ngoài kiaRớt đại học: không đứng dậy sẽ chẳng biết phía trước có gì
Khi giảng đường trở nên xa vờiThành công không đến từ giảng đường
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11