Theo bà Nguyễn Thị Phương Anh (giám đốc hành chính - nhân sự Công ty Nhật Evolable Asia, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin), hiện ngành công nghệ thông tin đang khan hiếm nhân sự cho những mảng như: lập trình web, lập trình di động, điện toán đám mây và chuyên viên quản trị mạng, an ninh mạng...
"Các nhóm ngành du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, kinh tế... sẽ lên ngôi năm 2014" - Đó là nhận định của ông Trần Anh Tuấn (phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM) trong buổi giao lưu với lao động trẻ vừa được tổ chức trên mạng việc làm trực tuyến CareerBuilder VN.
Ông Tuấn cho biết kết quả này được đúc kết thông qua việc tổng hợp dữ liệu từ khảo sát trên 2.576 doanh nghiệp vào tháng 11-2013 cũng như từ các kênh thông tin tuyển dụng, sàn giao dịch... xuyên suốt năm qua.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh bên cạnh cơ hội thì hiện vẫn tồn tại một số thử thách ở các nhóm ngành trên.
Cụ thể, dựa trên yêu cầu phát triển của năm 2014, dự đoán nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn tăng khoảng 50% so với năm 2013.
Tuy cửa rộng mở vì số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường mỗi năm chỉ đáp ứng 60% nhu cầu nhưng theo số liệu của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, vẫn còn rất nhiều người trong số này không đạt chuẩn ngoại ngữ (30-45% rơi vào đối tượng hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% là ở nhân viên lễ tân nhà hàng...).
Yếu ngoại ngữ cũng là một trong những hạn chế phổ biến ở nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng chênh lệch giữa kiến thức được đào tạo tại trường với yêu cầu thực tế từ công việc trong lĩnh vực này vẫn còn khoảng cách xa.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Anh (giám đốc hành chính - nhân sự Công ty Nhật Evolable Asia, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin), hiện ngành công nghệ thông tin đang khan hiếm nhân sự cho những mảng như: lập trình web, lập trình di động, điện toán đám mây và chuyên viên quản trị mạng, an ninh mạng...
"Ngoài kiến thức chuyên môn, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ... của ứng viên. Tuy tiêu chí tuyển dụng là vậy nhưng thực tế chúng tôi đều chấp nhận tuyển ứng viên có nền tảng tốt về rồi đào tạo thêm do sự thiếu hụt về nhân sự trong ngành", bà Anh nói.
Về nhóm ngành cơ khí - điện - điện tử, TP.HCM đang rất thiếu nhân lực về các ngành như: điện tử viễn thông, cơ điện tử, luyện kim, ôtô, chế tạo máy...
Tỉ lệ nguồn cung nhân lực hiện chỉ đáp ứng được 54,87% nhu cầu từ thị trường. Khảo sát cũng chỉ ra rằng các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ kỹ sư ngành động lực, chế tạo máy, tiện, phay...
Với nhóm ngành kinh tế - quản trị - marketing - xuất nhập khẩu - logistic (hậu cần), ông Tuấn cho biết nhu cầu tuyển dụng của nhóm này sẽ chiếm khoảng 40% tổng số nhu cầu tuyển dụng (nhu cầu lao động thời vụ sẽ chiếm khoảng 25%). Trong số này, logistic sẽ là lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, cần nhiều nhân lực trong những năm tới.
C.NHẬT
(theo báo Tuổi Trẻ)
Tin liên quan:
|