Chủ tịch FPT và câu chuyện con Ruồi, con Voi  
 

Trong câu chuyện của Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, Ruồi là một loại công ty rất bé, chuyên làm những dịch vụ lẻ tẻ; và Voi là một loạt công ty rất lớn, chuyên cung cấp dịch vụ tổng thể. "Suốt mấy năm nay, ra rả các tập đoàn thế giới nói với người mua hàng của họ rằng đừng nên giao việc cho Ruồi" - ông Bình nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình
FPT-APTECH-chu-tich-fpt-va-cau-chuyen-con-ruoi-con-voi

"Mọi người nói đến thế kỷ 21, chỉ còn 2 loại công ty - một loại rất bé, gọi là Ruồi và 1 loại rất lớn, gọi là Voi" - doanh nhân Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT CTCP FPT - mở đầu câu chuyện Voi - Ruồi như vậy.

FPT là Ruồi hay Voi?

"Thực tế trong nước, chúng tôi đã là Voi, đã cung cấp tất cả dịch vụ trong nước" - ông Bình khẳng định.

Tuy nhiên, trước câu nói trên, ông cũng thừa nhận rằng nhiều năm qua, FPT thực ra đang làm một dịch vụ chủ yếu là dịch vụ triển khai, tức là khi khách hàng có ý tưởng mới hoặc cần thay đổi gì đó, cần phát triển phần mềm thì gọi dịch vụ của FPT. "Họ gọi chúng tôi đến và làm xong chúng tôi đi. Cho nên các hợp đồng ngày trước là các hợp đồng ngắn", ông Bình nói.

"Bắt đầu từ năm ngoái, chúng tôi thay đổi. Chúng tôi ngồi liên tục với khách hàng và ngồi với khách hàng mãi trong khu viễn thông ở Singapore. Chúng tôi không chỉ làm ra những phần mềm mới mà tiếp tục duy trì, bảo hành, phát triển cùng với họ rồi tư vấn triển khai dịch vụ ủy thác cho đến hỗ trợ phần mềm. FPT 2014, chuyển dịch đầu tiên là trở thành công ty cung cấp các dịch vụ tổng thể. Chúng tôi sẽ tập trung tới chỗ các tập đoàn thế giới chưa quan tâm lắm".

Trong câu chuyện trên, dường như vị Chủ tịch cũng ngầm thừa nhận: Chúng tôi chưa phải Voi, mới chỉ đang trên đường phấn đấu thôi; hoặc, nếu là Voi, FPT mới chỉ là chú Voi con trên đảo đang loay hoay tìm cách bay nhanh hơn ra thế giới.

Không thể phủ nhận vị thế FPT ở thị trường Việt Nam. Theo báo cáo tại đại hội đồng cổ đông công ty diễn ra cuối tuần trước, lãnh đạo FPT khẳng định công ty năm vừa qua đã đứng đầu trên 7 lĩnh vực: đứng đầu về giải pháp phần mềm, xuất khẩu phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), tích hợp hệ thống, phân phối sản phẩm công nghệ, đứng đầu về báo điện tử, đứng đầu về đại học đào tạo CNTT. FPT đồng thời đứng số 2 về Internet băng thông rộng và số 3 về phát hành game.

Có tới 7 cái đứng đầu như vậy, nhưng trong vài năm gần đây, doanh thu FPT vẫn tăng trưởng những tốc độ chậm lại. Năm 2011, FPT đạt doanh thu hơn 26.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu giảm còn gần 25.400 tỷ đồng. Năm vừa qua, FPT đạt doanh thu 28.647 tỷ đồng (tương đương 1,36 tỷ USD), tăng 13% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng thấp, 5% và chỉ đạt 95% chỉ tiêu đề ra.

Việc không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng chậm năm 2013, ông Bình cho biết do lĩnh vực tích hợp hệ thống và nội dung số gặp khó khăn.

Còn nhìn rộng ra, ông cho rằng, nguyên nhân một phần do thị trường trong nước đã tới ngưỡng và một phần do sức mua yếu đi.

"Đã đến thời điểm Việt Nam trở nên nhỏ bé so với sự tăng trưởng của FPT. Cho nên, FPT phải quyết tâm ra nước ngoài" - ông Bình khẳng định. Làn sóng toàn cầu hóa của FPT lần thứ 3 bắt đầu sau thời điểm phát động cuộc chiến xuất khẩu phần mềm năm 1999.

Con Voi FPT đang mọc cánh

Năm 2013, FPT đã ký kết các hợp đồng cung cấp giải pháp phần mềm đóng gói trong một số lĩnh vực chuyên biệt như: Chính phủ, ngân hàng, viễn thông... cho các quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam, đồng thời thành lập Công ty Dịch vụ FPT Myanmar cũng như văn phòng tại một số nước trong khu vực.

Với chiến lược này, Chủ tịch FPT tiết lộ FPT đang "bám" theo Ngân hàng Thế giới. "Ngân hàng Thế giới đã tài trợ thành công ở Việt Nam và đang tài trợ các nước tiếp theo tại khu vực như Bangladesh, Philippines, Indonesia... Chúng tôi theo họ làm tiếp những kinh nghiệm kiến thức chúng tôi đã có, từ chính phủ điện tử, bệnh viện điện tử, y tế điện tử..." - ông Bình nói.

Một điểm nhấn quan trọng khác trong năm qua là công ty đã mở trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) tại Mỹ nhằm tiếp cận và cập nhật chính xác xu hướng công nghệ mới trên thế giới.

Để phục vụ cho xu hướng toàn cầu hóa, FPT cũng chi mạnh tay cho các hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập). Cụ thể, trong năm nay, FPT sẽ chi 50 triệu USD (tương đương hơn 1.000 tỷ đồng) để mua lại 3 công ty về lĩnh vực IT Service (dịch vụ công nghệ thông tin) tại thị trường Mỹ, Nhật, Singapore. Thương vụ M&A đầu tiên của FPT sẽ trị giá 20 - 30 triệu USD (tương đương hơn 400 - 600 tỷ đồng).

Năm 2013, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đạt 2.692 tỷ đồng (hơn 100 triệu USD), tăng 31% so với năm 2012. Doanh số này, ông Bình cho rằng, trong 3 năm tới, sẽ tăng trưởng gấp 3 lần.

Cũng với mốc 2016, Chủ tịch FPT dự kiến FPT từ tập đoàn doanh thu 1 tỷ USD sẽ thành tập đoàn 2 tỷ USD và các dự án hạ tầng thông minh sẽ đạt con số 65 triệu USD.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Thanh Thủy
(theo Seatimes)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Dân IT không học đại học, làm sao để thành công?Sướng như thực tập sinh tại các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon
FAT CUP 2014: Tân vương COLGATEAptech là đối tác đào tạo chuyên nghiệp của Microsoft
Tập trung phát triển mạnh CNTT theo 4 trụ cộtNhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành CNTT
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11