Phát triển game mobile, lối đi nào cho các startup nhỏ?  
 

Không thể phụ nhận, đây là một trong những công việc hái ra tiền nếu bạn và những người đồng nghiệp của mình gặp "thời vận", nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều studio nhỏ, nhóm phát triển game cá nhân hàng ngày "lao" vào đam mê của mình mà vẫn chưa biết tương lai họ sẽ đi về đâu.

FPT-APTECH-phat-trien-game-mobile-loi-di-nao-cho-cac-startup-nho

Thời cực thịnh của game mobile đã đến!

Nếu cách đây vài năm, để có trong tay một chiếc di động cảm ứng chơi game là vấn đề xa xỉ thì bây giờ việc các bạn trẻ, thậm chí học sinh cấp 2-3 sở hữu cho mình chiếc Smartphone có thể chơi được hầu hết các tựa game mobile trên thị trường là điều trở nên bình thường. Rõ ràng, sự cạnh tranh khốc liệt của các ông lớn trong ngành di động trong cuộc đua công nghệ nhằm khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường đã vô tình đẩy mạnh sự phát triển ngành game di động tại Việt Nam lên đến thời đỉnh điểm của nó.

Vào thời điểm 4 năm trước, tìm kiếm một tựa game mobile online Việt để chơi là điều khó khăn, thì bây giờ chỉ trong vòng một tuần chúng ta đã có đến hàng chục tựa game khác nhau chen chân ra mắt. Nhà nhà làm game, người người chơi game!

Tình trạng "chịu đấm ăn xôi"…

Nói như vậy không có nghĩa rằng muốn "ăn được chiếc bánh béo bỡ" này là chuyện dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ. Ngoài một số doanh nghiệp, công ty lớn đã thành công với các sản phẩm game mobile của mình như JOY, Divmob,... thì bên cạnh đó có rất rất nhiều studio, startup nhỏ, nhóm phát triển tư nhân vẫn còn đang hì hục theo đuổi đam mê và chưa tìm ra lối đi nào mang đến thành công.

Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều startup nhỏ tự thành lập, đa phần những nhóm này xuất thân từ các bạn trẻ mới ra trường, đam mê công nghệ và có hoài bão rất lớn. Họ cùng nhau thành lập, chia sẻ kinh nghiệm, tự góp vốn duy trì mong một ngày các sản phẩm game mobile của mình được cộng đồng trong nước và quốc tế công nhận.

Nguyễn Hà Đông, sau sự thành công vang dội của anh với chú chim Flappy đã tạo thêm động lực và cảm hứng cho hàng ngàn bạn trẻ khác tiếp tục "lao" vào công việc của họ với những hi vọng về tương lại. Song, đó chỉ là một trong những trường hợp hi hữu giữa hàng triệu con người, liệu có ai dám chắc rằng một "Nguyễn Hà Đông" thứ 2 sẽ ra đời trong những năm kế tiếp? Thật thế, chúng ta phải hiểu rằng có hoài bão, ước mơ và có quyết tâm cũng chưa đủ để tạo nên sự thành công, nhất là tại một thị trường game phức tạp như ở Việt Nam.

Theo những thống kê, chỉ để phát triển một game mobile dạng "mini game" đã đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và nhân sự của các startup này. Trung bình một tháng họ có thể chi trả hàng chục triệu đồng để duy trì tiến độ công việc và cần đến 3-5 tháng cho một tựa game đơn giản, 8-10 tháng cho những sản phẩm game tốt hơn. Chưa kể đến, nếu sản phẩm game muốn vươn xa hơn, trở thành một dạng game online, có tầm cỡ còn phải dựa vào những yếu tố khác như các nhà đầu tư, nhà phát hành, hỗ trợ truyền thông, báo chí...

Lối đi nào…

Anh Bình đại diện M.D Studio có nói: "Với thị trường khoảng 150 triệu đô la cho game mobile là một cơ hội rất lớn cho Studio Việt Nam khi mà phần lớn game gMO đều được nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên để các nhà phát hành chọn studio VN thì chỉ còn 1 cách duy nhất là nâng cao, học hỏi trình độ phát triển game của các nước để nâng tầm lên. Thay vì cứ mãi mê làm các game mini."

Nhìn vào thực tế, làm game mini đã cần quá nhiều tiền bạc và công sức, thì chắc hẳn phát triển được một gMO lại càng là bài toán hóc búa hơn. Ở Việt Nam, các nhóm trẻ đam mê và nhiệt huyết không hề thiếu, nếu không phải nói là có rất nhiều. Nhưng nuôi dưỡng được ước mơ đó và có điều kiên phát triển nó lại là vấn đề nan giải.

Một mặt khác, hiện tại ở trong nước, để thành công với các sản phẩm game, các nhóm phát triển vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào những nhà phát hành và những doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ. Điều này vô tình dẫn đến việc bóp méo các sản phẩm game theo những yêu cầu nhất định nhằm giúp đối tác hưởng được các lợi nhuận cao và nhanh nhất. Nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi" cũng có những khó khăn của nó, rõ ràng các nhà phát triển game vẫn còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi dựa vào các nhà đầu tư với mong muốn đưa được các sản phảm tâm huyết của mình đến tay người tiêu dùng.

Game thủ - nhà sản xuất - nhà phát hành, vòng quay luẩn quẩn này sẽ cứ như vậy tiếp diễn. Game thủ cần những sản phẩm hay, đẹp và chất lượng. Nhà phát hành cần những sản phẩm hay, đẹp, chất lượng và "hút máu" đưa đến game thủ. Tất nhiên, nhà sản xuất sẽ là người "phải" đáp ứng được các vấn đề đó. Rồi họ còn gòng gánh đến khi nào, bao nhiêu studio và startup nhỏ sẽ thành danh với các sản phẩm game? Và cần bao lâu để các nhà đầu tư, nhà phát hành nhận thấy tiềm năng của họ?

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Huỳnh Phúc
(theo Game4V)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Chuyển dịch sang mobile: Lối thoát cho nhà sản xuất game Việt25 website chắc chắn sẽ làm bạn thông thái hơn
Lý do chọn Node.js10 phím tắt bàn phím "bất hủ" cho Word và Excel
10 thủ thuật nên biết nếu đang dùng SkypeGoogle phát triển hệ thống Knowledge Vault nhằm lưu trữ toàn bộ tri thức của nhân loại
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11