Càng lớn tuổi sự suy giảm chức năng ở não bộ càng bộc lộ rõ ràng. Sẽ xuất hiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ ngắn hạn, hay dần dần mất đi các chức năng điều khiển...
Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hoá trên Nếu thói quen có tác động lớn tới thể chất và tư duy con người đến vậy, tại sao không rèn rũa những loại hình thói quen "có lợi", khiến con người thông minh hơn, sáng tạo hơn?
1. Đọc sách:
Kích thích sự tăng trưởng của các đường thần kinh mới như chúng ta hấp thụ thông tin mới. Giúp cải thiện trí nhớ, được xây dựng dựa trên việc học trước và các phần của bộ não cho phép phát triển trí tưởng tượng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tốc độ đọc cũng như một phương pháp để tăng cường các khớp thần kinh (kết nối điện giữa các vùng của não), để bộ não phải xử lý thông tin đến từ các giác quan một cách nhanh chóng. Thậm chí đọc còn cải thiện vốn từ ngữ của bạn.
2. Chơi một loại nhạc cụ:
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về lợi ích của âm nhạc cho trẻ em liên quan đến cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ, giải quyết vấn đề, tính logic, và năng lực nhận biết. Chơi một nhạc cụ làm tăng hàm lượng chất xám và tăng khả năng kết nối thần kinh giữa hai bán cầu não.
Vì lý do này, các nhà khoa học tin rằng việc đào tạo âm nhạc sớm cho phép con người xử lý tốt hơn các thuật toán, giải quyết phương trình và toán học giải quyết vấn đề (mô hình hóa, tối ưu hóa, nghiên cứu vấn đề). Bây giờ, các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng việc chơi một nhạc cụ ở một người lớn - trẻ, trung niên, hoặc lớn tuổi - có thể sản xuất các hiệu ứng thần kinh tương tự như ở trẻ em.
3. Tập thể dục thường xuyên:
Tập thể dục sản sinh ra protein (BDNF) trong máu. Khi máu đi qua não, các tế bào hấp thụ protein này, làm tăng trí nhớ và tính tập trung.
Các cụ nhà ta thì thường diễn giải đơn giản, rằng khi tập luyện, máu lưu thông nhanh mạnh hơn trên khắp cơ thể và lên cả não, khiến não bộ kích thích và sản sinh ra các hoạt chất giúp nó minh mẫn và tỉnh táo hơn. Trên thực tế, cơ chế tác động của các bài tập thường xuyên diễn ra khá phức tạp và đa chiều bên trong mỗi người, và ta chỉ cần biết một thực tế là ngồi quá nhiều chẳng "lợi lộc" gì cho sức khỏe về lâu về dài là đủ để cho ta đứng lên, vươn vai và làm vài cử động nhẹ nhàng.
4. Tìm hiểu một ngôn ngữ mới:
Một ngôn ngữ mới không chỉ cho bạn cái nhìn sâu hơn về văn hóa, lịch sử và truyền thống của một đất nước mới, mà nó còn giúp bạn giao tiếp tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn. Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ đa ngôn ngữ (được nuôi dưỡng trong môi trường sử dụng đồng thời hai ngôn ngữ trở lên) có xu hướng thông minh hơn và phản ứng tốt hơn với những câu đố "hại não". Lẽ dĩ nhiên, dạy trẻ con song ngữ ngay từ thưở ấu thơ cũng có điểm cộng và điểm trừ, song với người lớn nói chung thì học thêm ngoại ngữ chỉ có lợi chứ chẳng hề có hại.
Thậm chí khi đã trưởng thành, thói quen này cũng sẽ giúp ích cho bạn. Nó giúp não bộ phát triển hơn và giúp bạn giải quyết các nhiệm vụ phức tạp bằng cách rèn luyện trí óc. Khi học ngoại ngữ, bạn sẽ thấy bộ não của mình tỉnh táo hơn, đôi khi bạn còn tư duy bằng ngôn ngữ đó.
5. Tập trung vào những trò chơi ngăn chứng loạn trí:
Chứng rối trí nhớ đang rất phổ biến trong thời hiện đại, nhưng may mắn là có một số trò chơi và bài tập tinh thần có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trò giải câu đố và một số hoạt động khác có khả năng kích thích tâm trí bạn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí sau này tới hơn 60%. Chơi những trò chơi mang tính thử thách tinh thần cao cũng giúp cải thiện trí nhớ. Hiện nay có rất nhiều trò chơi, chương trình và các hoạt động được thiết kế để thúc đẩy hoạt động của não bộ và giúp đầu óc bạn sáng suốt hơn.
6. Chơi ghép hình:
Việc loay hoay tìm ra mảnh ghép còn thiếu chính là thứ kích thích bộ não của bạn phải suy nghĩ và sẽ mang lại tác động tích cực đến trí thông minh. Ngoài ghép hình, trò giải ô chữ cũng là một trò có tác dụng tương tự. Đây cũng là những trò chơi mà bạn có thể chơi ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, tận dụng thời gian rảnh rỗi như khi đang trên tàu xe, giờ giải lao. Duy trì thói quen này sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động hiệu quả bất chấp tuổi tác.
7. Thiền và Yoga:
Thiền định ngày càng được quan tâm, bởi từ nghiên cứu trên người ta phát hiện ra rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát các bước sóng não của chính mình và cảm thấy bất cứ điều gì chúng ta muốn cảm thấy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều đó có nghĩa chúng ta có thể tạo lập một trạng thái cảm xúc, tâm lý có lợi cho một mục tiêu nhất định: như là cảm thấy mạnh mẽ, tự tin trước một buổi thuyết trình hoặc "tập" cho mình thái độ cứng rắn trước khi bước vào thương thuyết.
Trong thực tế, những học sinh ngồi thiền làm tốt các bài kiểm tra, và người lớn ngồi thiền có trí nhớ tốt hơn. Thiền làm tăng lượng chất xám ở các vùng của não kiểm soát học tập và trí nhớ. Đối với học sinh có vấn đề về hành vi ở trường học, thiền đã được chứng minh để cải thiện hành vi và học tham dự bởi vì nó làm giảm căng thẳng và lo lắng.
Nguyên Vy
(theo Một Thế Giới)
Tin liên quan:
|