Tái cấu trúc giáo dục Việt Nam: Thu gọn hay cơi nới  
 

Theo mô hình của ba hiệp hội, để có bằng cao đẳng sẽ phải học 5-6 năm sau trung học cơ sở và để có bằng đại học phải học 7-8 năm, tức tuổi tốt nghiệp cao đẳng sẽ là 20-21 và tốt nghiệp đại học sẽ là 22-23, như vậy không khác gì so với trước.

Đề xuất phân luồng học sinh, sinh viên ba hiệp hội giáo dục.
FPT-APTECH-tai-cau-truc-giao-duc-viet-nam-thu-gon-hay-coi-noi

Hội Khuyến học, Hiệp hội các trường đại học cao đẳng và Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người vừa gửi Chính phủ phương án tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo ba hiệp hội, cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay không đáp ứng được các định hướng quan trọng liên quan đến đổi mới giáo dục.

Ba hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau khi cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân được phê chuẩn, với hy vọng hệ thống mới sẽ giúp giáo dục Việt Nam sớm khắc phục những hạn chế hiện nay.

Đây là một kiến nghị quan trọng, việc xem xét giữ nguyên, cơi nới hay thu gọn cơ cấu hệ thống giáo dục phải thực hiện đầu tiên, bởi hệ thống giáo dục sẽ chi phối nội dung đổi mới giáo dục còn lại.

Nhưng liệu những gì ba hiệp hội đề xuất đã ổn chưa?

Cơ cấu giáo dục mới

Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay (2014) lần lượt như sau: cấp Tiểu học 5 năm, Trung học cơ sở 4 năm, Trung học phổ thông 3 năm, hoặc Trung cấp 1-2 năm, Cao đẳng 2-3 năm hoặc Đại học 4-5 năm. Học xong cao đẳng có thể vào đại học.

Ba hiệp hội đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục mới lần lượt như thế này: cấp Tiểu học 5 năm, Trung học cơ sở 4 năm, Trung học phổ thông 3 năm (đổi tên mới là Phổ thông trung học) hoặc Trung cấp 3 năm (đổi tên mới là Trung học Nghề), Cao đẳng 2-3 năm (đổi lại tên là Cao đẳng thực hành) hoặc Đại học 4-6 năm (chia thành đại học nghiên cứu và đại học ứng dụng). Học xong cao đẳng có thể vào đại học ứng dụng.

Mới nhìn thấy khác, nhưng nhìn kỹ thì những khác biệt này không mang tính "cơ bản và toàn diện" theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục; không thấy rõ sự khác biệt về thực chất trong cơ cấu hệ thống giáo dục mới so với cơ cấu hệ thống giáo dục hiện nay. Việc phân luồng sau từng cấp học bằng kế hoạch quy định bao nhiêu phần trăm học theo hướng này, bao nhiêu phần trăm theo hướng kia không diễn ra tự nhiên theo nhu cầu phát triển xã hội mà theo ước tính mang tính kế hoạch hóa.

Trở lại kiến nghị "4 số 1"

Trước năm 2014, hệ thống giáo dục Việt Nam được cơ cấu theo mô hình 1 tiểu - 4 trung - 2 cao -1 đại, tức là một cấp tiểu học, 4 trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, 2 cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp, và một cấp đại học - sau đại học. Đây là mô hình khá phức tạp, rối rắm, được hình thành mang tính cơi nới mấy chục năm qua.

Chẳng hạn khi Luật Dạy nghề ra đời năm 2006 thì đắp thêm Cao đẳng nghề vào hệ thống giáo dục đang có. Từ năm 2014, với sự ra đời của Luật Giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp được gộp lại làm một, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề cũng gộp làm một. Hệ thống Giáo dục Việt Nam trở nên thon gọn hơn với 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 1 đại.

Các hiệp hội đang đề nghị tách đại học thành 2 loại, tức chuyển hệ thống giáo dục 2014 theo cơ cấu: 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 1 đại thành 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 2 đại.

Từ năm 2012, tôi đã kiến nghị chuyển dứt điểm từ cơ cấu hệ thống giáo dục 1 tiểu - 4 trung - 2 cao - 1 đại sang cơ cấu hệ thống giáo dục "4 số 1" là: 1 tiểu - 1 trung - 1 cao - 1 đại. Khi chuyển từ hệ thống giáo dục 1 tiểu - 4 trung - 2 cao - 1 đại sang 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 1 đại chúng ta đã đi được nửa chặng đường thu gọn tiến tới mô hình "4 số 1". Việc cần làm tiếp là chuyển "3 trung" thành "1 trung".

Về hình thức, việc chuyển "3 trung" thành "1 trung" thực hiện đơn giản thế này: gộp Trung học phổ thông vào Trung học cơ sở, gộp Trung cấp vào Cao đẳng (3 năm). Về nội dung, khi gộp chỉ cần lưu ý 3 điều: Thứ nhất, trung cấp là giai đoạn nửa đầu của cao đẳng chứ không thành một hệ thống riêng. Học xong nửa đầu chương trình cao đẳng có thể nhận bằng Cao đẳng bậc 1 (Diploma) và đi làm, còn học xong cả chương trình thì nhận bằng Cao đẳng bậc 2 (Higher Diploma).

Thứ hai là chương trình giáo dục phổ thông mang tính chất giáo dục phổ cập chỉ còn 9 năm, gồm 2 cấp là Tiểu học (5 năm) và Trung học (4 năm). Cần thiết kế lại chương trình, sách giáo khoa sao cho 9 năm bao trùm toàn bộ kiến thức phổ thông. Học xong Trung học, các em có thể đi học Cao đẳng hoặc học Dự bị đại học để vào đại học sau này.

Thứ ba là cấp Trung học phổ thông hiện nay không mất đi hẳn mà sẽ xem như là thời gian học dự bị đại học (2 năm) do chính các trường phổ thông thực hiện. Chương trình "dự bị đại học" sẽ mang tính phân luồng, học tăng cường ngoại ngữ và tự chọn 5 môn khác theo định hướng học đại học sau này. Chương trình này dành cho những ai học xong phổ thông 9 năm muốn vào đại học, và nhờ chương trình dự bị, thời gian học đại học sau này có thể giảm bớt một năm còn 3-4 năm chứ không phải 4-5 năm như trước đây.

Thu gọn hay cơi nới

Theo mô hình của ba hiệp hội, để có bằng cao đẳng sẽ phải học 5-6 năm sau trung học cơ sở, và để có bằng đại học phải học 7-8 năm sau trung học cơ sở, tức tuổi tốt nghiệp cao đẳng sẽ là 20-21 và tốt nghiệp đại học sẽ là 22-23, không khác gì so với trước. Với mô hình "4 số 1", để có bằng cao đẳng cần học 3 năm sau trung học cơ sở, còn để có bằng đại học cần học 5 năm sau trung học cơ sở, tức tuổi tốt nghiệp cao đẳng sẽ là 18, tuổi tốt nghiệp đại học sẽ là 20, phù hợp với mong muốn tự lập vào đời sớm và xu thế học tập suốt đời.

Thực ra thì cơ cấu hệ thống giáo dục thu gọn lại theo mô hình "4 số 1" chẳng có gì mới. Nhiều nước tiên tiến ngay gần Việt Nam đã thực hiện từ lâu. Kiến trúc tốt thì dù thi công có thể có sai sót vẫn hy vọng có một thực thể chấp nhận được. Còn nếu kiến trúc có vấn đề thì xây đắp kiểu gì chăng nữa cũng sẽ cho một công trình méo mó, hỗn tạp.

Đã đi được nửa chặng đường thu gọn, từ hệ thống giáo dục năm 2012 theo cơ cấu 1 tiểu - 4 trung - 2 cao -1 đại chuyển sang hệ thống năm 2014 theo cơ cấu 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 1 đại sao không dấn tiếp sang "4 số 1", mà lại cơi nới sang 1 tiểu - 3 trung - 1 cao - 2 đại để làm gì?

TS Lê Trường Tùng
Chủ tịch Đại học FPT

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

(theo VnExpress)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Cẩm nang làm việc với người Nhật - Phần IIFPT hút "Hiền tài" qua Chương trình chính quy Thạc sỹ CNTT
Cẩm nang làm việc với người Nhật - Phần IHệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam: Nhà nước làm đòn bẩy cho tư nhân
Vượt 400 km đồi núi, 'Tủ sách tiết thực' đến với trẻ vùng biênNgười Việt ngày càng... lười?
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11