Chuyển biến CNTT Việt Nam 2015: nhấn vào S.M.A.C  
 

Những xu hướng công nghệ dần định hình tại VN và chuyển dịch theo quốc tế sẽ được làm rõ qua phần phỏng vấn ông Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT.

Xu hướng S.M.A.C không còn xa lạ với các doanh nghiệp VN mà bắt đầu được khai thác mạnh mẽ năm 2015, dự kiến tiếp tục phát triển trong năm 2016 - Ảnh minh họa: Internet
FPT-APTECH-chuyen-bien-cntt-viet-nam-2015-nhan-vao-smac

Phần phỏng vấn ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT có thể cho ta thấy tổng quan về xu hướng công nghệ có sức ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2015 và sẽ tiếp tục trong năm 2016.

PV: Ông vui lòng cho biết những công nghệ trọng tâm nào đã có những chuyển biến mạnh nhất trong năm 2015, và sẽ tiếp nối sang 2016? VN có bắt kịp những chuyển biến này trong năm qua, và mức độ áp dụng nhìn chung có thể đánh giá tổng quát ra sao?

Ông Lê Hồng Việt: Hiện công nghệ thế giới đang phát triển theo xu hướng S.M.A.C (Social/Mạng xã hội, Mobility/Di động, Analytic/Phân tích, Cloud/Điện toán đám mây) và IoT (tạm gọi: Vạn vật kết nối). Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này và chúng ta đang đi gần kịp với sự dịch chuyển của thế giới. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực online như quảng cáo, thương mại điện tử… đang ứng dụng rất mạnh mẽ công nghệ mới mẻ này.

CNTT Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng từ mua sắm CNTT, đầu tư triển khai hệ thống đầu tư lớn sang cho thuê dịch vụ. Sự dịch chuyển này đi cùng với xu hướng chung của thị trường CNTT trên thế giới. Sự thay đổi này có tác động không nhỏ đến cách thức kinh doanh của các công ty CNTT.

Cụ thể, thay vì lập các dự án mua bán CNTT, các công ty này sẽ chuyển sang mô hình đầu tư xây dựng các hệ thống để cho thuê. Với cách thức kinh doanh mới này, các sản phẩm dịch vụ mà công ty CNTT đưa ra sẽ phải tối ưu hơn rất nhiều vì hiệu quả của sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các ứng dụng CNTT ngày càng đi sâu, đi sát hơn vào các ngành nghề nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động của mỗi người. Các mô hình nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh… là những ví dụ điển hình.

Ông Lê Việt Hồng, giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT - Ảnh: Chungta.vn
FPT-APTECH-chuyen-bien-cntt-viet-nam-2015-nhan-vao-smac

PV: Người ta nói nhiều đến xu hướng Internet of Things (Mọi vật Kết nối mạng), ông có thể chia sẻ thêm những số liệu thực tiễn về các thị trường này trên thế giới cũng như tại VN?

Ông Lê Hồng Việt: Công ty nghiên cứu thị trường IDC dự đoán đến năm 2019, tổng mức đầu tư cho thị trường IoT toàn cầu đạt 1,3 nghìn tỷ USD, tức tăng khoảng 17% so với hiện nay. Nếu xét theo ngành dọc thì hai lĩnh vực nhận được sự đầu tư nhiều nhất là sản xuất và giao thông vận tải, tương ứng với 165,6 tỷ và 78,7 tỷ USD.

Hiện nay trên thế giới, đang hình thành các liên minh IoT như Liên kết quốc tế giữa các khu vực (EU – Korea , EU – China, EU-Japan…), Liên minh các hãng (Intel, Samsung, Dell, Broadcom,..)…

PV: Theo ông, những công nghệ trên được áp dụng tại VN ở mức độ nào, và vì sao? Gặp phải những khó khăn, rào cản lớn nào?

Ông Lê Hồng Việt: Tại Việt Nam, S.M.A.C đang tạo ra xu thế phát triển "thông minh" trên mọi lĩnh vực. Đã bắt đầu xuất hiện một số ý tưởng và có các sản phẩm về IoT như nhà thông minh, các thiết bị điều khiển gia đình, giao thông, nông nghiệp thông minh… Tuy nhiên con số này vẫn còn rất ít.

Hi vọng với sự phát triển sôi động của các công ty startup trong lĩnh vực S.M.A.C như hiện nay thì các ứng dụng công nghệ mới sẽ được sáng tạo nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, trong thời kỳ tới, những áp lực về gia tăng năng suất lao động cũng sẽ thúc đẩy các công ty lớn ứng dụng công nghệ.

PV: Các doanh nghiệp CNTT cần chuẩn bị những gì về công nghệ để đạt được thành công hơn vào năm sau?

Ông Lê Hồng Việt: Công nghệ thay đổi rất nhanh. Vì vậy các doanh nghiệp CNTT luôn phải chuẩn bị sẵn sàng thay đổi để thích ứng với xu thế chung, đặc biệt là vấn đề về nguồn lực. Chính sách tốt, môi trường sáng tạo sẽ là những nhân tố quan trọng thu hút nhân lực CNTT.

PV: Robot sẽ đóng vai trò gì trong xu hướng công nghệ 2016, và ông có thể chia sẻ thêm về dự án robot của FPT?

Ông Lê Hồng Việt: Thực chất Robot là hình ảnh thể hiện của tự động hóa. Tại FPT, công nghệ ứng dụng trong robot còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Dự án Rogo đã tiến lên một bước để đóng vai trò cao hơn trong IoT, trở thành các thiết bị kết nối trong gia đình.

PV: Xin cám ơn ông!

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Thanh Trực
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Bên trong lò luyện lập trình viên tại Trung Quốc"Lập trình viên Nhật có chất lượng gấp 6 lần Việt Nam"
Việt Nam đang dạy đại học với chi phí thấp nhất thế giớiChàng trai 22 tuổi đã kiếm được 2 tỷ USD nhờ bán startup cho Facebook
Nữ sinh CNTT tiêu biểu: "Không bao giờ để bản thân nhàn rỗi"Kỹ năng nào cần thiết nhất cho giới trẻ ngày nay?
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11