Những phụ nữ thiết kế ngôn ngữ lập trình  
 

Từ buổi bình minh của máy tính mainframe cho đến nay, nhiều người phụ nữ đã thiết kế và phát triển những ngôn ngữ lập trình có tác động đến sự phát triển lâu dài của các ứng dụng...

FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Thế giới phát triển phần mềm là nơi mà nam giới luôn chiếm đa số, nhưng bất chấp điều này, những bóng hồng nữ giới cũng có nhiều đóng góp quan trọng và bền vững cho ngành lập trình trong suốt hàng thập kỷ qua.

Thiết kế ngôn ngữ mới là một lĩnh vực đặc biệt hơn, nơi không ít phụ nữ cũng đã để lại dấu ấn riêng của mình trong sự phát triển lập trình. Nhiều phụ nữ tiên phong đã thiết kế và phát triển các ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong nhiều hệ thống máy tính, từ chiếc máy tính lớn cho đến các đoạn mã máy ngày nay.

Những ngôn ngữ lập trình này ngày càng được nhiều chuyên lập trình hoàn thiện, mở rộng và phát triển ở cấp độ rất cao.

Sau đây là 9 ngôn ngữ lập trình và câu chuyện kể về những người phụ nữ đã tạo ra chúng.

Hợp ngữ ARC
Tác giả: Kathleen Booth
Năm: 1950

Kathleen Booth
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Trong thời điểm bình minh của ngành lập trình máy tính, các chương trình ứng dụng được viết trực tiếp bằng mã máy (machine code), hàng loạt các số 0 và 1 được máy tính giải mã và hoạt động theo đó. Hợp ngữ được phát triển để cho việc lập trình máy tính dễ dàng và đáng tin cậy hơn bằng cách cho phép các lập trình viên viết đoạn mã có khả năng biên dịch thành ngôn ngữ máy.

Một trong những hợp ngữ đầu tiên được tạo ra bởi Kathleen Booth, người đã từng làm việc tại trường Birkbeck, thuộc đại học London tại Anh. Ngôn ngữ lập trình được viết cho máy tính tự động chuyển tiếp (ARC -Automatic Relay Calculator) nhằm phục vụ việc thiết kế và chế tạo máy.

Ngôn ngữ máy (còn được gọi là máy ngữ hay mã máy; tiếng Anh là machine language hay machine code) là một tập các chỉ thị được CPU của máy tính trực tiếp thực thi. Mỗi chỉ thị thực hiện một chức năng xác định, ví dụ như tải dữ liệu, nhảy hay tính toán số nguyên trên một đơn vị dữ liệu của thanh ghi CPU hay bộ nhớ. Tất cả các chương trình được thực thi trực tiếp bởi CPU đều là các chuỗi các chỉ thị này.

Address
Tác giả: Kateryna Yushchenko
Năm: 1955

Kateryna Yushchenko
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Một trong những chiếc máy tính chạy bằng chương trình tại châu Âu có tên gọi là MESM được Liên Xô chế tạo vào những năm 1950. Trong đó nhà khoa học được giao nhiệm vụ điều hành chiếc máy tính này tại viện toán học Kiev, Ukraina là Kateryna Yushchenko, người phụ nữ đầu tiên được trao tặng tiến sĩ Vật lý và Toán học. Do những khó khăn trong việc sử dụng các đoạn mã máy của chương trình trên MESM, Yushchenko và một số cộng sự tìm kiếm một ngôn ngữ lập trình cao hơn vào thời điểm đó để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản.

Năm 1955, Yushchenko đã tạo ra ngôn ngữ lập trình Address nhằm hỗ trợ đánh địa chỉ gián tiếp (indirect addressing) và có khả năng chuyển đổi giống như ngôn ngữ được phát triển ở phương Tây, chẳng hạn như COBOL. Ngôn ngữ lập trình Address được sử dụng rộng rãi ở Liên Xô trong hơn 20 năm.

Máy tính MESM (МЭСМ, Малая Электронно-Счетная Машина, Máy tính điện tử nhỏ) đi vào hoạt động từ những năm 1950. Chiếc máy này có khoảng 6.000 đèn điện tử chân không và tiêu thụ 25 kW điện. MESM có thể thực hiện khoảng 3.000 phép tính mỗi phút.

COBOL
Tác giả: Grace Hopper và một số thành viên khác
Năm: 1959

Grace Hopper
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Ngôn ngữ lập trình COBOL (Common Business-Oriented Language) được sinh ra bởi nhu cầu của chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm những đoạn mã xử lý dữ liệu có thể chạy trên các máy tính khác nhau. Một trong những cố vấn kỹ thuật được giao trách nhiệm tạo ra ngôn ngữ mới này là Grace Hopper, sĩ quan của Hải quân Hoa Kỳ.

Trước đó, Hopper trong khi làm việc trên hệ thống UNIVAC đã tạo ra các trình biên dịch đầu tiên được gọi là A-0 và một số ngôn ngữ lập trình cấp cao khác, chẳng hạn như ARITH-MATIC và B-0 hay còn được gọi là FLOW-MATIC. Và đây chính là nền tảng cơ sở của COBOL vào năm 1959.

COBOL được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tài chính lớn liên quan đến kế toán, sổ sách, bảo hiểm. Ngoài ra, Grace Hopper còn được biết đến với thuật ngữ "bug" đang phổ biến ngày nay.

FORMAC
Tác giả: Jean Sammet
Năm: 1962

Jean Sammet
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Ngôn ngữ lập trình FORTRAN được phát triển bởi IBM vào những năm 1950 nhằm phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu toán học và khoa học máy tính. Năm 1961, IBM thuê Jean Sammet, người đã từng làm việc trong chương trình khoa học tại Sperry Gyroscope , Sylvania và cùng với Grace Hopper tham gia vào việc phát triển ngôn ngữ lập trình COBOL.

Năm 1962, Sammet phát triển ngôn ngữ lập trình FORMAC (FORmula MAnipulation Compiler) nhưng là phiên bản mở rộng của FORTRAN nhằm phục vụ cho các ứng dụng đại số. FORMAC trở thành ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực toán học.

Logo
Tác giả: Cynthia Solomon, và cùng với Daniel G. Bobrow, Wally Feurzeig, Seymour Papert
Năm: 1967

Cynthia Solomon
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Cuối năm 1960, nhóm nghiên cứu tại Cambridge, Massachusetts cho thấy sự cần thiết của một ngôn ngữ lập trình dành cho trẻ em dựa trên từ vựng và cú pháp chứ không phải là những con số hay ký hiệu quy ước. Một trong những nhà nghiên cứu là Cynthia Solomon, người đã có kinh nghiệm trong ngành khoa học máy tính khi từng làm việc với một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là Marvin Minsky tại M.I.T. Solomon đã giúp phát triển ngôn ngữ mới với tên gọi là Logo nhằm đưa lập trình tới những học sinh lớp 7.

Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất mà Logo được sử dụng là các robot rùa, những con robot có khả năng vẽ hình bằng việc sử dụng những cây bút. Solomon sau đó gia nhập phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của M.I.T và tiếp theo là giám sát việc phát triển Logo của Apple.

Logo được cho là có sự ảnh hưởng lớn đến các ngôn ngữ lập trình giáo dục sau này như Smalltalk và Scratc.

CLU
Tác giả: Barbara Liskov
Năm: 1974

Barbara Liskov
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng là sự ra đời của CLU vào giữa năm 1970. Ngôn ngữ CLU được thiết kế và phát triển bởi Barbara Liskov tại đại học M.I.T, người phụ nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ khoa học máy tính của Mỹ. CLU của Liskov mang đến những khái niệm mới như các loại dữ liệu trừu tượng, vòng lặp, và phép gán song song.

Tuy nhiên CLU bản thân không phải là một ngôn ngữ hướng đối tượng khi nó thiếu một số tính năng Object-oriented (hướng đối tượng) quan trọng như tính kế thừa (inheritance). CLU không được sử dụng rộng rãi nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ nổi tiếng tiếp theo, chẳng hạn như như Java, Python, và C ++

Smalltalk
Tác giả: Adele Goldberg, cùng với Alan Kay, Dan Ingalls, Ted Kaehler, Diana Merry, Scott Wallace, Peter Deutsch, và một số khác tại Xerox PARC
Năm: 1980

Adele Goldberg
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Giống như COBOL được phát triển 20 năm trước đó, Smalltalk được thiết kế và phát triển để việc lập trình trở nên dễ dàng hơn cho những người bình thường. Ý tướng chính đằng sau ngôn ngữ lập trình này là cho phép bất kì ai, không chỉ các nhà khoa học máy tính đều có thể tạo ra những ứng dụng. Smalltalk được phát triển tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của Xerox (PARC) dưới sự lãnh đạo của Alan Kay và ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi Simula, nền tảng hướng đối tượng đầu tiên của thế giới.

Năm 1973, Adele Goldberg gia nhập đội ngũ của Kay tại PARC và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Smalltalk. Một trong những khái niệm tiên phong mà Smalltalk đưa ra là model-view-controller (khái niệm mới đằng sau giao diện đồ họa người dùng), trình soạn thảo WYSIWYG (what you see is what you get), và môi trường phát triển tích hợp.

Năm 1979 Goldberg giới thiệu cho Steve Jobs và các lập trình viên của Apple một bản demo của Smalltalk và giao diện của nó chạy trên máy tính PARC Alto, mà sau này là nguồn cảm hứng của thiết kế máy tính để bàn Macintosh. Smalltalk lần đầu tiên được phát hành bên ngoài trung tâm nghiên cứu PARC là vào năm 1980 với phiên bản Smalltalk-80 và đã có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều ngôn ngữ sau đó như Java, Objective-C, và Python.

BBC BASIC
Tác giả: Sophie Wilson
Năm: 1981

Sophie Wilson
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

BBC BASIC có lẽ là ngôn ngữ lập trình duy nhất mà đã được tạo ra dành riêng cho một chương trình truyền hình. Năm 1981, đài BBC muốn phát sóng chương trình The Computer Literacy – một dự án nhằm dạy mọi người về lập trình. Tuy nhiên, cố vấn kỹ thuật của chương trình này cảm thấy các phiên bản hiện tại của BASIC là không đủ tốt cho mục đích của họ. Và nhà đài này đã thuê một công ty tên là Acorn Computers để phát triển một máy tính mới có tên gọi là BBC Micro, cùng với đó là phiên bản mới của BASIC dành riêng cho chương trình.

Sophie Wilson là một nhà khoa học máy tính, người trước đó được biết đến với việc phát triển máy tính Acorns đầu tiên đã được giao trách nhiệm sáng tạo ra phiên bản mới của BASIC cho BBC Micro ở dưới 16KB, bao gồm các tính năng như thủ tục đặt tên, khái niệm hàm và cấu trúc IF-THEN-ELSE. Dự án Computer Literacy cũng như BBC Micro và BBC BASIC Wilson được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn khi mang thế giới máy tính, ngôn ngữ lập trình đến người xem truyền hình tại Anh.

Coq
Tác giả: Christine Paulin-Mohring, cùng với Thierry Coquand, Gérard Huet, Bruno Barras, Jean-Christophe Filliâtre, Hugo Herbelin, Chet Murthy, Yves Bertot, và Pierre Castéran
Năm: 1991

Christine Paulin-Mohring
FPT-APTECH-nhung-phu-nu-thiet-ke-ngon-ngu-lap-trinh

Năm 1984, các nhà khoa học máy tính người Pháp Gérard Huet và Thierry Coquand bắt đầu phát triển một hệ thống tương tác, ngôn ngữ lập trình nhằm xác định và chứng minh các định lý toán học. Phiên bản đầu tiên mà các chuyên gia này tạo ra có tên là Calculus of Constructions (CoC). Năm 1991, Christine Paulin-Mohrin đã tạo nên một hệ thống quản lý chứng minh hình thức mới dựa trên nền tảng mở rộng của CoC và đặt tên là Coq nhằm vinh danh nhà khoa học Thierry Coquand.

Ngoài ứng dụng giải quyết các bài toán, Coq còn được biết đến với việc cung cấp một ngôn ngữ lập trình được gọi là Gallina và thường được dùng trong phần mềm xác thực. Paulin-Mohringđược cộng đồng lập trình ghi nhận là một trong những nhà phát triển chính của ngôn ngữ và công cụ lập trình quan trọng này.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Thạch An
(theo PCWorldVN)

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếfpt.aptech.edu.vn

Tin liên quan:



 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


"Sáng chế phần mềm made by Vietnam? Nên tránh ảo tưởng..."Người dám đổi thay nền giáo dục Việt Nam
Lập trình viên người Việt biến game 4 nút thành game 3D khiến thế giới ngả mũ kính phụcHọc lập trình không khó, lũ trẻ mới 10 tuổi đã là coder chính hiệu nhờ lớp học đặc biệt này
Nghiên cứu cho thấy nữ giới hoá ra lại lập trình tốt hơn nam giớiBạn có biết ngày 12/9 là ngày toàn bộ lập trình viên sẽ được nghỉ không phải làm việc
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11