Tâm lý hoài nghi trước các xu hướng công nghệ mới là một điều tự nhiên. Mỗi công nghệ mới nổi dường như đều được chào mời như là "điều vĩ đại kế tiếp", khiến người tiêu dùng và nhà đầu tư tự hỏi phát minh mới nào thực sự là điều vĩ đại tiếp theo, và phát minh nào chỉ đơn thuần là một sự cường điệu.
Vì vậy, cũng khá dễ hiểu khi có một số hoài nghi trong giới đầu tư về Internet of Things. Nhưng nếu bạn nghi ngờ rằng liệu IoT có còn hiệu quả hay không, lo lắng rằng nó không thể đáp ứng được kỳ vọng như những gì được quảng cáo thổi phồng, hay đó chỉ là một mốt nhất thời, hãy cùng giải đáp băn khoăn đó bằng cách giải thích IoT là gì, và quan trọng hơn, nó không phải là gì.
IoT là một sự chuyển dịch công nghệ, không phải là một xu hướng
Internet of Things là một cách khác biệt để tạo ra giao tiếp giữa các thiết bị, các máy tính và thiết bị công nghiệp, cho phép chúng ta thu thập dữ liệu từ những thiết bị xung quanh và tương tác với chúng theo một cách chưa từng có trước đây.
Đó là một tuyên bố khá táo bạo, vì vậy hãy cùng xem một ví dụ. General Electric (NYSE: GE) sử dụng cảm biến và phần mềm phân tích trong động cơ phản lực để thiết bị này có thể giao tiếp về cách động cơ vận hành và thậm chí là dự đoán khi nào nó cần được bảo trì trước khi thực sự gặp sự cố.
Bộ cảm biến và phần mềm của GE đã xác định rằng các động cơ máy bay tại Trung Đông và Trung Quốc đôi khi kém hiệu quả vì chúng nhanh bị bẩn hơn. Từ đó, công ty đề nghị một giải pháp đơn giản là thường xuyên vệ sinh các động cơ hơn để giảm thiểu nhu cầu sửa chữa. Kết quả của việc sử dụng các phân tích động cơ để giải quyết những vấn đề đơn giản sẽ tiết kiệm cho khách hàng của GE khoảng 7 triệu đô la mỗi năm thông qua việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu của máy bay phản lực và tăng tuổi thọ động cơ.
Các xu hướng công nghệ chỉ là ý thích nhất thời của các nhà sản xuất thiết bị hoặc người tiêu dùng (ví dụ như muốn một màn hình điện thoại lớn hơn thay vì một màn hình nhỏ). Nhưng những sự chuyển dịch công nghệ như IoT sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách vận hành hệ thống kinh doanh của các công ty.
Ứng dụng của IoT chủ yếu hướng vào thị trường doanh nghiệp, không phải các thiết bị tiêu dùng
Với sự xuất hiện của các trung tâm nhà thông minh như Echo của Amazon.com và Google Home, cùng với các thiết bị đeo được như Apple Watch, không khó để hiểu lý do tại sao một số người nghĩ rằng IoT chủ yếu hướng đến các sản phẩm tiêu dùng. Nhưng trên thực tế, thị trường doanh nghiệp mới là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của IoT.
Theo BI Intelligence, thiết bị doanh nghiệp sẽ chiếm 40% trong tổng số 23,3 tỷ thiết bị IoT vào năm 2019. Và thị trường doanh nghiệp cũng sẽ chiếm thị phần lớn nhất của tất cả các phân khúc của IoT, tiếp theo sau là dân dụng (thị trường tiêu dùng) và chính phủ.
Verizon Communications (NYSE: VZ) là một ví dụ điển hình. Trong khi các tiện ích chắc chắn sẽ thúc đẩy tăng trưởng IoT, Verizon đang bán các dịch vụ mạng mới cho các doanh nghiệp và chính phủ muốn sử dụng hệ thống IoT trực tuyến mới. Các thành phố thông minh sẽ có cảm biến khói và đèn đường cần kết nối di động, trong khi các công ty quản lý đội xe sẽ cần kết nối thành mạng lưới cho các thiết bị IoT để theo dõi việc vận chuyển hàng hóa và các phương tiện.
Verizon đã được cung cấp dịch vụ IoT, và quý trước doanh thu IoT của họ tăng 24%, đạt 217 triệu đô la. Đây là một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu tổng thể, nhưng khi số lượng thiết bị IoT kết nối tăng lên như vậy thì doanh thu IoT của Verizon hứa hẹn cũng sẽ tăng trưởng tương tự.
Không phải IoT đang đến, mà nó đã thực sự hiện hữu
Hai sự kiện mà người ta thường nói về IoT là kể từ 2020, nó sẽ đạt giá trị 7.1 tỷ đô la mỗi năm và sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị IoT vào năm đó. Nhưng trong khi chúng ta chỉ cách thời điểm dự đoán này khoảng 3 năm, quy mô của họ có thể mở rộng ra hơn thế rất nhiều.
Dưới đây là một vài ví dụ chứng minh rằng IoT không phải là một cơ hội mơ hồ, mà là một thị trường cụ thể mà các công ty đã xây dựng:
Deere & Company (NYSE: DE) là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ canh tác chính xác trong nông nghiệp, họ xây dựng công nghệ liên quan đến IoT vào các thiết bị nông nghiệp, hoặc cung cấp nhiều tiện ích hơn so với mô hình cũ. Một số máy kéo của công ty được trang bị cảm biến và truyền thông không dây (cả Wi-Fi và di động) và có thể theo dõi nơi hạt giống được trồng, chúng được gieo cách nhau bao xa, và thậm chí có thể đo lường áp lực đã được sử dụng để gieo chúng vào lòng đất – tất cả đều thông qua một ứng dụng iPad.
Deere cũng cho phép người nông dân lưu trữ dữ liệu về cánh đồng trong dịch vụ đám mây của mình, và theo dõi xem liệu thiết bị của họ có đang vận hành tốt hay không. Công ty này thậm chí còn cài đặt khả năng tự hành cho một số máy kéo có sử dụng các phần mềm và các bộ cảm biến để hỗ trợ cho việc trồng hạt giống một cách chính xác. Lưu ý rằng đây không phải là một trường hợp giả định sử dụng IoT – những bộ cảm biến, kết nối và phân tích đều đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Tiếp theo là ngành công nghiệp ô tô. Các ô tô được kết nối chính là một phần của IoT, và Qualcomm (NASDAQ: QCOM) đang dẫn đầu về lĩnh vực này. Các chip di động của họ cho phép xe ô tô nhận được thông tin cập nhật trên không trung, thu thập dữ liệu viễn thông có thể được phân tích bởi các đại lý và chủ sở hữu, và cho phép các phương tiện giao tiếp với nhau (gọi là V2V) và các cơ sở hạ tầng xung quanh chúng (V2I).
Qualcomm củng cố vị thế của mình
Trong thị trường xe hơi kết nối gần đây, Qualcomm ngày càng củng cố vị trí của họ khi mua lại NXP Semiconductors (NASDAQ: NXPI) với trị giá 39 tỷ đô la. NXP là một trong những nhà sản xuất chất bán dẫn ô tô hàng đầu và hiện đang tiếp tục phát triển phần mềm lái xe bán tự hành riêng mà họ có sẵn. Với công nghệ này, Qualcomm có thể trở thành một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xe hơi kết nối bằng cách cung cấp cả các chip kết nối và một số phần mềm cho các loại xe bán tự hành.
Tất nhiên, IoT không chỉ có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực nông nghiệp và ô tô. Các ngành công nghiệp, y tế và năng lượng (và nhiều lĩnh vực khác) đều đã cho thấy kết quả ứng dụng khả quan.
Trọng tâm của bài viết này hướng vào việc IoT không chỉ là một khái niệm được thổi phồng về công nghệ mới, cũng không phải là một ví dụ giả định. Các công ty thuộc tất cả các lĩnh vực chủ chốt đều triển khai công nghệ IoT để cải thiện công việc kinh doanh của họ và tạo ra các dịch vụ mới chưa từng xuất hiện trước đó. Các công ty này đã đặt niềm tin vững chắc vào IoT, và các nhà đầu tư của họ cũng nên cùng có quan điểm đó.
(theo Tech Insight)
Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
|