Nhân lực công nghệ thông tin: Mỏng số lượng, yếu chất lượng  
 

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng nhưng "lực lượng làm CNTT của Việt Nam còn rất mỏng về số lượng, yếu về chất lượng", như nhận xét của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đang là thực trạng báo động...

Nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016
FPT-APTECH-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-mong-so-luong-yeu-chat-luong

Nhà nhà "khát" nhân lực

"Để mở rộng hoạt động sản xuất, trong đợt 1 năm 2017, chúng tôi tuyển dụng hàng ngàn kỹ sư, cử nhân đã/sẽ tốt nghiệp trước 31/12/2017". Đó là thông báo tuyển dụng mới nhất của Samsung Việt Nam trong tháng 3/2017.

Hiện Samsung có 8 Trung tâm, Nhà máy và đang có tới hơn 150.000 nhân lực làm việc, nhưng với kế hoạch phát triển mới của mình, lượng lao động cần tuyển mới hàng năm lên tới hàng chục ngàn lao động.

Tại FPT Software, đơn vị này vừa tiếp nhận nhân sự thứ 10.000, đưa tổng số nhân sự của mình lên chiếm 10% tổng nhân lực CNTT mảng phần mềm. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2020, ông FPT Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Software cho biết, cần tuyển 20.000 nhân sự ở tất cả các vị trí, từ kiểm thử, lập trình viên, kỹ sư cầu nối, biên dịch (comtor) đến quản trị dự án. Trong đó nhiều vị trí có mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội làm việc tại nước ngoài, như cơ hội làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức lương từ 2.800 – 3.000USD/tháng.

"Chúng tôi đang có lợi thế về năng lực trong dịch vụ chuyển đổi công nghệ số (Digital transformation) và khả năng mở rộng quy mô nhân lực một cách nhanh chóng với tốc độ 30-40%/ năm", ông Tiến cho biết.

Tính chung cả Tập đoàn FPT, nhu cầu tuyển dụng từ nay tới năm 2020 là khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí, từ sinh viên thực tập, quản lý tới lãnh đạo cấp cao trong các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế.

Nhu cầu về nhân sự CNTT tại VNPT, Viettel, CMC và hàng loạt các công ty CNTT phần mềm, các startup trong nước, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel, IBM… cũng đang gia tăng nhanh chóng để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, đáp ứng các đơn hàng mới…

Nhưng "cung" thì lớn mà "cầu" rất hạn chế.

Báo cáo mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của Vietnamworks cho hay, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ được các trường cho "ra lò" trong hai năm, 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT. Còn nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người.

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Báo cáo này, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020.

Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành CNTT vào năm 2020, nhưng theo tính toán, số nhân lực thiếu hụt lên tới trên 500.000 người.

Yếu về chất lượng

Không chỉ thiếu nhiều về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng là trực trạng quan ngại.

Tại nhà máy của LG ở Hải Phòng, kỹ sư CNTT làm việc tại Trung tâm R&D LG phải đào tạo - chuyển giao thêm trong 3 năm, nhân lực đảm nhận công việc liên quan đến thử nghiệm chất lượng hoặc bảo hành sản phẩm phải đào tạo giám sát thêm từ 4 tháng đến 1 năm, còn công nhân dây chuyền lắp ráp sẽ làm việc được sau khi được đào tạo 1 tháng. Ở FPT, kỹ sư CNTT tốt nghiệp đại học cũng phải đào tạo lại 1 năm.

Để đối phó với thực tế này, Samsung đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng hỗ trợ các trường đại học Việt Nam phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, còn Huawei chi 2 triệu USD cho các chương trình xã hội, trong đó chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...

Tại buổi làm việc với Đại học FPT mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra rằng, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng rất cao, trong khi đó, nguồn sinh viên tốt nghiệp ngành này từ các trường ĐH, CĐ còn rất ít, không đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp.

Một nguyên nhân quan trọng được Phó thủ tướng chỉ ra là "môi trường giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của nền kinh tế".

Chia sẻ thực tế này, ông Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT cũng cho hay, ngành CNTT đang phát triển, thay đổi hàng ngày, hàng giờ, vì vậy cần phải có phương án đào tạo hợp lý, trong thời gian ngắn nhất để những người dân bình thường cũng có thể tham gia vào cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành điện tử, viễn thông, CNTT và an toàn thông tin, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng cho hay, mục tiêu không chỉ tập trung vào số lượng mà còn đảm bảo được chất lượng chuyên môn, và đặc biệt phải có các kỹ năng mềm cần thiết và khả năng ngoại ngữ tốt để có thể hội nhập sâu hơn với thị trường công nghệ toàn cầu.

"Trong năm 2017, Bộ sẽ đẩy mạnh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để việc đào tạo nguồn nhân lực Viễn thông, CNTT sát với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động và nhu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, CNTT", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Hữu Tuấn
(theo báo Đầu tư)

Khối Giáo dục FPT – fpt.edu.vn

Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếaptech.fpt.edu.vn

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Vòng sơ loại cuộc thi FAI IDOL 2017 đầy hứng khởi và đa dạng về thể loạiSeminar: "Yếu tố quyết định của phần mềm hiệu quả" hấp dẫn sinh viên bằng kiến thức chuyên ngành hữu ích
Nhạc sĩ "Bốn Chữ Lắm" trở thành giám khảo FAI Idol 2017Chuyên gia Ấn Độ giao lưu và tặng Bằng khen cho các Sinh viên FPT Aptech
Company visit: Bí quyết trở thành coder xuất sắc tại Công ty Cổ phần MisaFAI IDOL 2017 – Hứa hẹn hành trình âm nhạc đầy hứng khởi
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11