Một vấn đề nhiều người thắc mắc, đó là có nên tháo pin ra khỏi laptop khi đã cắm sạc không, và việc cắm sạc liên tục có làm giảm tuổi thọ của pin hay không. Dưới đây là những giải thích từ MakeUseOf.
Nếu laptop hoạt động nặng, quá nhiệt, bạn hãy tháo pin và sử dụng dụng dây nguồn |
|
Pin laptop hoạt động như thế nào?
Trước hết hãy cùng xem qua cách thức hoạt động của pin laptop để xác định xem việc tháo pin ra có phải lựa chọn tốt hay không.
Hiện có hai loại pin dùng cho laptop: lithium-ion và lithium-polymer. Tất nhiên, trước đây còn có pin nickel-cadmium và nickel-metal hydride, nhưng theo thời gian chúng dần bị thay thế.
Nguyên nhân rất hiển nhiên: pin lithium-ion và lithium-polymer hoạt động ổn định, tin cậy và hiệu quả hơn. Tuy vậy, hai loại pin này vẫn có điểm yếu nhất định.
Chẳng hạn, pin lithium-ion cho thời lượng sử dụng cao hơn nhưng nhanh bị chai hơn, trong khi pin lithium-polymer bền hơn nhưng khả năng cung cấp năng lượng thấp hơn.
Với các loại pin này, bạn cần ghi nhớ hai điểm quan trọng. Thứ nhất, không thể sạc quá mức năng lượng cho pin. Nếu bạn cắm nguồn liên tục, pin cũng không thể sạc quá mức cho phép. Khi đạt 100%, pin sẽ ngưng sạc vào. Chỉ khi giảm xuống mức % nhất định, pin mới cho phép sạc vào.
Thứ hai, khi xả kiệt, pin sẽ tổn thương nặng nề. Không như loại pin Ni-Cad thế hệ cũ, việc xả kiệt có thể khiến pin lithium bị hỏng vĩnh viễn.
Vậy có nên tháo pin ra khi cắm nguồn hay không?
Bạn nên, nhưng hãy xem giải thích sau.
Pin hiện đại ưu việt hơn thế hệ cũ nhưng chúng vẫn gặp một số vấn đề tương đối khó chịu. Thứ nhất là tỏa nhiệt. Khi vận hành ở cường độ cao, chiếc laptop cắm nguồn sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt hơn, đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến pin hư hại.
Nếu có thói quen cắm nguồn cho laptop một thời gian dài khi chơi game hoặc biên tập video (hoặc thực hiện các tác vụ nặng nề khác), bạn nên tháo pin ra khỏi laptop
Thế nhưng bạn cũng cần quyết định xem việc tháo pin có tiện hay không. Nếu chỉ sử dụng thời gian ngắn thì không cần thiết.
Khi nào cần tháo pin?
Như đã nói, nếu sử dụng laptop trong thời gian dài, bạn nên tháo pin ra và chỉ cắm nguồn. Còn nếu bạn chỉ ghé quán cafe trong chốc lát để gửi mail hay lướt web thì không nên tháo pin.
Một lý do khác bạn nên tháo pin là khi không sử dụng laptop trong thời gian dài, vài tuần chẳng hạn. Các chuyên gia về pin khuyên bạn nên xả pin xuống còn 40% rồi mới tháo ra cất đi. Nó sẽ giúp pin duy trì mức ổn định tốt hơn mà không ảnh hưởng tới thành phần hóa học của pin.
Pin lithium-ion có thể lão hóa
Pin lithium-ion hiện có mặt trên hầu hết thiết bị di động, từ smartphone, máy tính bảng, tới laptop và nhiều thiết bị khác. Tuy nhiên, theo thời gian pin sẽ giảm dần khả năng lưu trữ năng lượng.
Mối quan hệ giữa mức sạc (trái) và số vòng xả (giữa). Mức sạc sẽ quyết định thời lượng đạt được so với thời lượng pin tối đa tính bằng phần trăm. |
|
Nói cách khác, pin lithium-ion có vòng đời nhất định. Các ion sẽ bị "bẫy" và không thể di chuyển trơn tru từ cực dương sang cực âm, và do vậy mức lưu trữ năng lượng sẽ giảm xuống.
Thực tế, tuổi thọ pin lithium sẽ giảm dần ngay sau khi được sản xuất và sau những lần xả đầu tiên.
Pin lithium-ion đều sạc ở mức điện áp 4.20V/cell, tương đương với 100% dung lượng. Con số này tương ứng với 300 – 500 vòng sạc/xả.
Tuy nhiên, dung lượng pin lượng sẽ suy giảm sau chu kỳ nhất định, được gọi là Xả Sâu (Depth of Discharge - DoD). Theo tính toán của Battery University, khi DoD đạt 10%, pin sẽ còn tối đa 15.000 số chu kỳ.
Độ sâu của chu kỳ xả quyết định số chu kỳ trong tuổi thọ pin. |
|
Nếu xả nhỏ (không xả kiệt) thì pin sẽ sử dụng được lâu hơn. Nếu có thể, bạn nên tránh sử dụng pin theo cách xả kiệt và sạc đầy thường xuyên. Xả từng phần sẽ tốt cho pin Li-ion. Không có hiệu ứng nhớ, và các pin này cũng không cần xả kiệt và sạc đầy sau một thời gian sử dụng. Ngoại trừ bạn cần xả kiệt và sạc đầy để căn chỉnh lại bộ đếm dung lượng pin trên một số thiết bị.
Vậy nhân tố nào làm suy giảm tuổi thọ của pin lithium?
Thứ nhất là mức điện áp cao. Mặc dù pin laptop hiện đại không thể sạc quá mức, nhưng việc luôn duy trì pin ở mức sạc đầy sẽ tạo áp lực cho pin. Chính vì vậy, để pin xả xuống mức bình thường (không xuống mức cạn kiệt) là cách tốt nhất giúp pin bền bỉ.
Khi nhiệt độ vượt mức 21°C sẽ làm phát sinh phản ứng hóa học trong pin. Nếu bạn cất pin hoặc để pin trong môi trường nhiệt độ cao, tuổi thọ pin sẽ giảm.
Ngược lại, nếu để pin ở nhiệt độ thấp, từ 0-5°C, các thành phần bên trong sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng lưu trữ năng lượng, khiến pin sạc điện khó hơn.
Cất giữ pin quá lâu cũng khiến tuổi thọ pin lithium-ion giảm xuống. Trung bình, pin lithium-ion sẽ xả khoảng 8%/tháng khi cất giữ ở nhiệt độ 21°C. Tỉ lệ này tăng lên nếu để pin ở nhiệt độ cao hơn.
Mức % tối đa mà pin sạc lên 40% và 100% giữ được khi lưu trữ ở các mức nhiệt độ khác nhau trong vòng 3 tháng. |
|
Việc cất giữ pin quá lâu có thể khiến pin bị suy kiệt nặng, và đây chính là nguyên nhiên khiến pin nhanh hỏng hơn.
Pin ở dạng thể rắn và được gắn vào laptop, nhưng chúng rất dễ tổn thương, nhất về mặt vật lý.
Có thể tăng tuổi thọ của pin hay không?
Thực tế, bạn không thể "tăng" vòng đời của pin. Như đã đề cập phía trên, pin lithium sẽ giảm dần dung lượng theo thời gian từ lần sạc đầu tiên. Nhưng bạn có thể (và nên) sử dụng đúng cách để bảo vệ dung lượng và chất lượng pin.
Thứ nhất, không để pin cạn kiệt quá mức. Luôn luôn phải xả pin và sạc lại. Pin laptop cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ nên bạn tránh để chúng ở những nơi có nhiệt độ cao.
Hãy sạc pin ở mức điện áp thấp hơn (nếu có thể). Có thể quá trình sạc sẽ lâu hơn nhưng nó sẽ tốt cho pin.
Bạn nên tháo pin khỏi máy nếu cắm nguồn trong thời gian dài, nhất là khi làm việc ở cường độ cao (thực hiện các tác vụ nặng như biên tập video, chơi game...).
Khi không sử dụng laptop trong thời gian dài, bạn nên nạp hoặc xả pin tới/về mức 40%, đồng thời phải sạc pin định kỳ để duy trì mức năng lượng này.
Bạn cũng có thể giữ pin trong tủ lạnh nhưng hãy nhớ dùng túi ni lông khóa kín để hơi ẩm không lọt vào. Khi có nhu cầu sử dụng, pin nên để pin quay lại nhiệt độ phòng trước khi lắp vào máy và bật lên.
Gia Nguyễn
(theo Zing)
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
Tin liên quan:
|