Chàng trai 36 tuổi kiếm được 36 triệu USD nhờ lập trình một ứng dụng bán đồ cũ thành công đến không ngờ  
 

"Làm kinh doanh trên Internet không chỉ là câu chuyện vốn và thiết bị, bạn cần một trực giác nhất định, một tư duy thiết kế và khả năng vận hành một dịch vụ", Kameyama - người sáng lập DMM.com cho biết.

FPT-APTECH-chang-trai-36-tuoi-kiem-duoc-36-trieu-usd-nho-lap-trinh-mot-ung-dung-ban-do-cu

Yusuke Mitsumoto có một linh cảm: nếu bạn trả tiền ngay khi mua hàng đã qua sử dụng trên internet, không có gì đảm bảo họ sẽ trao hàng cho bạn.

Để kiểm tra ý tưởng trên, doanh nhân thương mại điện tử 36 tuổi này đã lập trình một ứng dụng vào tháng 6. Kết quả là, nó làm việc tốt hơn anh tưởng tượng. Sau 16 tiếng đồng hồ, anh đã choáng váng khi phát hiện ra tổng số đơn hàng đang chờ xử lý lên tới 360 triệu yên (3,2 triệu USD) và phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ.

Một ngày sau thì hàng xe tải đồ cũ bao gồm quần áo, đồ điện tử đã được chở đến văn phòng bé nhỏ của anh tại Tokyo. Tuy nhiên, chưa đến 1/10 người bán đồ cũ không giao hàng như đã hứa. Điều này đã thúc đẩy anh mở lại dịch vụ với tên gọi là Cash vào tháng 8 như một cách mới để bán hàng tồn cho thị trường trực tuyến. Tổng số đơn hàng trong ngày được giới hạn ở mức 10 triệu yên và chỉ được áp dụng đối với smartphone, túi xách hàng hiệu, đồng hồ, quần áo và một số mặt hàng cụ thể có giá khoảng vài nghìn yên. Khách hàng được chụp ảnh và đưa ra đề nghị không thể thương lượng. Giá được đặt tự động dựa trên nguồn dữ liệu từ các thị trường đồ cũ và Cash kiếm tiền bằng cách bán lại hàng do người bán đăng tải lên nền tảng này.

Mitsumoto là người có kinh nghiệm bán hàng hóa trên website từ năm 1996. Anh cho biết: "Đó là một trải nghiệm xã hội". Mitsumoto cũng là sáng lập viên của Stores.jp - phiên bản Nhật của Shopify. "Tất nhiên, tôi tin rằng những người tốt sẽ nhiều hơn những người xấu và câu hỏi chỉ là bao nhiêu. Bạn sẽ không thể biết nếu không thử".

Buôn bán đồ cũ là một mảng kinh doanh lớn trong nền kinh tế Nhật Bản, mà tạp chí Reuse Business Journal ước tính trị giá thị trường này lên tới 1.600 tỷ yên. Bookoff Corp có hàng trăm cửa hàng mua bán mọi thứ từ sách cũ đến trò chơi điện tử và đồ điện máy. Yahoo Japan Corp là trang web đấu giá trực tuyến lớn nhất quốc gia này. Mercari đã trở thành startup đầu tiên của Nhật Bản trị giá hơn 1 tỷ USD chỉ với 1 ứng dụng điện thoại thông minh giúp mọi người dễ bán đồ thanh lý với nhau.

Điều quan trọng mà Mitsumoto phát hiện ra chính là cách giúp người bán loại bỏ sự phiền toái khi bán đi món đồ không mong muốn trong tủ quần áo của mình. Anh đã thay những người bán hàng không có nhiều thời gian chụp ảnh thật đẹp, viết mô tả sản phẩm và trả lời mọi câu hỏi của khách hàng.

Anh cũng biết rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi các đối thủ khác có thể làm được điều tương tự. Vì vậy, khi Mitsumoto nhận được một tin nhắn trên Facebook vào ngày 4/10 lúc 1:58 sáng rằng: "Xin chào, tôi là Kameyama. Anh có muốn bán Cash lại cho tôi không?" thì anh ta đã nhìn ra một cách để vượt lên trước các đối thủ của mình.

Keishi Kameyama là một trong những người giàu nhất Nhật Bản và đồng thời là người sáng lập DMM.com - đế chế truyền thông và công nghệ với doanh thu 1,6 tỷ USD. Kameyama bắt đầu gia nhập ngành truyền thông bằng nội dung khiêu dâm nhưng sau này ông đã phát triển công ty của mình thành một tổ hợp rộng lớn trải dài nhiều lĩnh vực từ cung cấp nền tảng giao dịch, trò chơi điện tử, trường tiếng Anh trực tuyến đến các trang trại năng lượng mặt trời. Mitsumoto đã đồng ý bán Cash cho DMM với giá 7 tỷ yên (62 triệu USD) và tiếp tục giữ vai trò điều hành doanh nghiệp.

Mitsumoto cho biết: "Đối với những người làm Internet ở Nhật, DMM là một sự hiện diện đáng sợ. Bạn không bao giờ biết khi nào họ sẽ tự thành lập mảng kinh doanh và trở thành một đối thủ đáng gờm của chính bạn. Tôi cho rằng cách tốt nhất là giảm khả năng đương đầu xuống mức thấp nhất".

Thật vậy, một tuần sau khi thỏa thuận được công bố, Mercari đưa ra một lời đề nghị tương tự với Kameyama. Động thái này cho thấy nhu cầu của thị trường đang rất cần một dịch vụ như vậy, ông Takeo Iyo - phó chủ tịch của Mercari Now nói.

Kameyama chia sẻ nhóm của ông nhận ra tiềm năng của thị trường đồ cũ là nhờ phát hiện của Mitsumoto, nhưng cũng thừa nhận rằng việc mua lại Cash - một công ty gồm sáu người thậm chí chưa được một năm tuổi phần nhiều là vì ông muốn mua lại nhân tài.

Trả lời trong một buổi phỏng vấn, Kameyama nói: "Làm kinh doanh trên Internet không chỉ là câu chuyện vốn và thiết bị, bạn cần một trực giác nhất định, một tư duy thiết kế và khả năng vận hành một một dịch vụ. Ngoài ra, tôi cũng đánh giá cao một kịch bản táo bạo. Không có nhiều người táo bạo trên thế giới này".

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

theo Anh Sa
(theo CafeBiz)

Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn

Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếaptech.fpt.edu.vn

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Không bao giờ là quá muộn để học lập trìnhNgồi tù 20 năm, một họa sĩ đã tự học lập trình để gây dựng công ty thiết kế web ngay sau khi tái hòa nhập cộng đồng
Cách viết CV xin việc ấn tượng cho dân IT21 nghề nghiệp "đắt giá" trong tương lai, triển vọng và khó bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Tại sao tôi học code thay vì theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính?Chàng lập trình viên khiếm thị người Việt được vinh danh trên báo nước ngoài: "Tôi không muốn mình trở nên đặc biệt"
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11