Blockchain, công nghệ khai sinh ra Bitcoin hay nhiều loại tiền điện tử khác, được đánh giá là một trong những phát minh công nghệ nổi bật trong vài thập kỉ trở lại đây. Tuy nhiên, tất cả những thứ mà blockchain có thể tạo ra không chỉ có tiền ảo Bitcoin.
Blockchain là gì?
Nói một cách đơn giản, blockchain là chuỗi cơ sở dữ liệu phân cấp - một sổ cái số "digital ledger" được số hóa và mang tính chất phân tán. Cuốn sổ cái này ghi chép lại thông tin giao dịch tăng đều đặn trong những khối "blocks". Tất cả block này được kết nối một cách tuần tự với nhau, mỗi "block" đều có một liên kết với một "block" trước đó trong danh sách.
Blockchain cũng mang mã hóa nhằm chắc chắn rằng các chương trình chạy trên chuỗi sẽ tiếp tục tự vận hàng đúng như cái cách mà nó đã quy ước sẵn. Thêm nữa, một khi "block" đã được đưa vào chuỗi "chain", nó sẽ không thể bị xóa bỏ, và trở thành một phần của một cơ sở dữ liệu (CSDL) cố định, chứa tất cả các giao dịch đã từng diễn ra từ khi vận hành.
Những tính năng thú vị nhất mà công nghệ blockchain mang lại chính là sẽ không có cơ quan trung ương nào kiểm soát loại tiền này và thông tin không chỉ có một nguồn duy nhất. Thay vào đó, tính xác thực của bản ghi chép giao dịch có thể được kiểm chứng bởi toàn bộ cộng đồng sử dụng blockchain thay vì một chính quyền trung ương đơn lẻ. Rõ ràng, sự phân bổ thông tin phân tán và sự tin tưởng giúp đảm bảo sự minh bạch của hệ thống.
Blockchain và các ứng dụng của công nghệ này
Mấu chốt của Blockchain là "distributed" và "decentralized" - mạng dữ liệu phân tán. Chúng tận dụng sức mạnh của mạng lưới máy tính cùng tham gia thực hiện các tác vụ hiệu quả dưới sự vận hành của các bên trung gian. Bởi vậy, công nghệ này có thể được khai thác để phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực phụ thuộc vào bên thứ ba (trung gian) như: bảo hiểm, pháp lý, tài chính, ngân hàng… Dưới đây là một vài ứng dụng nổi bật của Blockchain hiện nay:
1. Ngân hàng và dịch vụ thanh toán
Hiện tại, Bitcoin và các loại tiền ảo là ứng dụng dễ thấy nhất của Blockchain. Blockchain là sổ cái đáng tin cậy được giữ và cập nhật bởi tất cả những người tham gia hệ thống và cho phép tất cả mọi người có thể kiểm tra thông tin. Tất nhiên, quyền điều khiển, sửa đổi cuốn sổ phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt và cả thỏa thuận chung của tất cả những ai tham gia. Vì thế, Blockchain có thể ngăn chặn được gian lận trong chi tiêu, đảm bảo tính bảo mật. Mặt khác, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số và được mã hóa thông tin bởi các "thợ đào" (những người dùng máy tính dò tìm, thực hiện quá trình xử lý và xác nhận thanh toán nhanh chóng để nhận được phần thưởng là tiền điện tử).
Một số ngân hàng như Abra và Cashaa đã áp dụng công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain - một sáng kiến đã được chứng minh là tiết kiệm chi phí hiệu quả và bảo mật cao hơn so với các phương pháp truyền thống và còn cho phép các cá nhân gửi tiền ra nước ngoài ngay lập tức với mức phí tương đối thấp
2. Quản lý thông tin doanh nghiệp, an ninh và bảo mật
Distributed Denial of Service (DDoS) đang là một phương thức tấn công mạng dần phổ biến với những kẻ muốn đánh sập các trang web vì những lý do như: Bất đồng quan điểm, lý do chính trị hay để đòi tiền chuộc… Bởi vậy, một số công ty đã sử dụng công nghệ Blockchain nhằm kết hợp với băng thông còn trống của các máy tính trên toàn thế giới giúp cho các trang web chạy nhanh hơn và bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công DDoS.
Maersk - công ty vận tải biến lớn nhất thế giới - vừa qua đã hoàn tất việc thử nghiệm ứng dụng Blockchain vào theo dõi hàng hóa hay hơn 1 triệu viên kim cương của Công ty quản lý tài sản Everledger đã được theo dõi bằng công nghệ Blockchain. Ngoài ra, nhiều công ty muốn sử dụng Blockchain để theo dõi con người.
3. Hợp đồng thông minh và nhiều ứng dụng thiết thực khác
Hợp đồng thông minh được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Go, Python với các điều khoản tương tự hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, hợp đồng này không cần sự can thiệp của con người, đảm bảo việc thực thi công bằng và chính xác nhất khi toàn bộ đoạn mã của hợp đồng được thực hiện bởi hệ thống sổ cái phân tán Blockchain.
Công nghệ Blockchain hiện đang giúp các doanh nghiệp giảm bớt rất nhiều gánh nặng tài chính bằng cách loại bỏ các chi phí trung gian tốn kém thông qua việc thay đổi dần các trung gian kinh tế trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, học viện, bất động sản, bảo hiểm, luật pháp... Với những ưu điểm về tính minh bạch, an toàn và tốc độ, có lẽ công nghệ Blockchain có khả năng tác động làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.
(theo FPT TechInsight)
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn
Tin liên quan:
|