7 công việc trong ngành công nghệ không đòi hỏi kỹ năng lập trình  
 

Quản lý chương trình, tuyển dụng, thiết kế... là những việc làm liên quan đến công nghệ mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình.

Công nghệ là ngành đang có tốc độ phát triển nhanh trong thị trường lao động.
FPT-APTECH-7-cong-viec-trong-nganh-cong-nghe-khong-doi-hoi-ky-nang-lap-trinh

Công nghệ là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh trong thị trường lao động. Nhiều người nhầm tưởng rằng phải biết lập trình mới có thể làm việc trong ngành này nhưng thực tế là nhiều vị trí không đòi hỏi phải biết code hoặc kỹ thuật chuyên sâu, lại có sự thú vị riêng.

1. Program Manager

Program Manager (Quản lý chương trình) là người làm việc với 3-5 dự án cùng lúc để đảm bảo rằng tất cả đều được giải quyết đúng thời gian và sản phẩm đưa ra đúng hạn. Một ngày làm việc điển hình của quản lý chương trình thường dành cho các cuộc họp khác nhau để lắng nghe và cập nhật tình hình. Công việc này như một giám sát lịch trình sản phẩm đồng thời là người truyền đạt giữa các đội.

Vị trí này thường không nhàm chán bởi luôn có điều gì đó xảy ra và bạn sẽ phải giao tiếp với nhiều đội cũng như cá nhân khác nhau trong công ty để giải quyết. Nếu bạn đam mê với việc lập kế hoạch và không thích sự nhàm chán thì Program manager là một lựa chọn.

2. Product Manager

Product Manager thường được hiểu là giám đốc sản phẩm, tuy vậy, bạn không có quyền quản lý, thuê hoặc đuổi bất cứ ai. Nhiệm vụ của bạn tập trung vào việc biến những ý tưởng thành sản phẩm bằng cách trao đổi với các kỹ sư phần mềm và khách hàng. Bạn phải đảm bảo sản phẩm có tiềm năng "hái ra tiền", chiến lược sản phẩm phù hợp với công ty và thỏa mãn được những gì khách hàng mong muốn.

Trong vai trò người quản lý sản phẩm, bạn hiếm khi có quyền hạn tác động tới bên kỹ thuật, thiết kế hoặc bất kỳ phòng ban nào khác. Bạn cần có khả năng thuyết phục cũng như thuyết trình để bảo đảm mọi thứ diễn ra trơn tru. Đây cũng là vị trí nhanh thăng tiến. Nếu có thể đưa ra ý tưởng thành công cũng như sản phẩm hái ra tiền thì đó là một cách để quảng bá bản thân.

3. Scrum Master

Đây là vị trí đặc thù trong phương pháp quản trị kiểu Agile. Scrum Master không quản lý nhân sự, không quản lý tiến độ, không quản lý công việc cá nhân mà là người có trách nhiệm đảm bảo cho nhóm làm việc vận hành bởi các giá trị của phương pháp Scrum và thực thi nó.

Scrum Master được xem như người hướng dẫn cho team, giúp team làm tốt công việc của mình. Một ngày điển hình của người làm ở vị trí này bao gồm các cuộc họp ngắn 10-15 phút. Trong các cuộc họp này, mỗi thành viên của nhóm sẽ cập nhật tình hình cho Scrum Master theo dõi.

Ngoài ra, Scrum Master chủ yếu giúp cải tiến tiến độ, giải quyết các vấn đề trong tổ chức và giúp lập kế hoạch cho các sprint tiếp theo.

4. Designer

Công việc thiết kế luôn đặt nặng vấn đề sáng tạo và nghệ thuật. Bạn sẽ phải làm việc chặt chẽ với Product Manager, khách hàng. Công việc có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, từ phác thảo giấy đến những mẫu ứng dụng có sẵn. Nó có thể rất phi kỹ thuật hoặc rất kỹ thuật tùy thuộc vào sở thích và chuyên môn của bạn.

Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình với một số kỹ năng minh họa cơ bản và các công cụ như Adobe Photoshop cùng nhiều năm học HTML và CSS để giúp các kỹ sư phần mềm thực hiện thiết kế theo đúng ý muốn. Điểm cộng là bạn có thể nhận làm freelance thoải mái, đồng thời học về các công cụ thiết kế qua các khóa học trực tuyến.

Hạn chế của vị trí này là bạn phải phối hợp làm việc chặt chẽ với các kỹ sư phần mềm, những người sẽ thực hiện các thiết kế của bạn. Làm việc nhóm bao gồm cả thiết kế, kỹ sư và QA đôi khi tạo ra những xung đột gay gắt trong quá trình thiết kế và hoàn thiện sản phẩm.

5. Chuyên gia nghiên cứu người dùng (User Researcher)

Là một nghề tương đối mới nhưng lại khá quan trọng, chuyên gia nghiên cứu người dùng có nhiệm vụ chính là giúp đưa ra sản phẩm tốt hơn cũng như kiểm tra thiết kế và prototype của sản phẩm mới từ các phản hồi của khách hàng. Công việc này giúp cho trải nghiệm người dùng (UX) tốt hơn và giảm bớt thời gian trong quá trình phát triển một sản phẩm. Nói cách khác là bạn giúp định hình sản phẩm trở nên tốt hơn.

Công việc này không đòi hỏi kiến ​​thức sâu về kỹ thuật nên nó khá lý tưởng để làm bước đệm vào ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, không có nhiều công ty để cho bạn lựa chọn làm vị trí này ngoài những ông lớn công nghệ như Google, Amazon, Facebook, PayPal, Capital One...

6. Nhà tuyển dụng

Với vị trí này, bạn dành phần lớn thời gian để làm việc với các website tuyển dụng, email và gọi điện cho các ứng cử viên tiềm năng. Bạn cũng cần phải đánh giá được trình độ của mọi người, do đó phải có hiểu biết cơ bản về các yêu cầu kỹ thuật cho công việc, đồng thời, giải quyết được các vấn đề liên quan tới con người cũng như một vài kỹ năng thuyết trình bán hàng tốt để thu hút ứng viên vào công ty.

Hạn chế của các nhà tuyển dụng công nghệ là thị trường đầy tính cạnh tranh nên việc tuyển dụng không hề dễ dàng. Bạn cũng có thể làm một nhà tuyển dụng độc lập và nhận phí cho mỗi vụ tuyển dụng thực hiện được.

7. Tech Writer

Tech Writer là người viết tài liệu, hướng dẫn, thông cáo báo chí và bất cứ điều gì khác có liên quan tới hỗ trợ sản phẩm. Đây là vị trí cần sự hiểu biết về công nghệ nhiều hơn.

Một ngày điển hình của Tech Writer là làm việc với các tài liệu Microsoft Word. Công việc này phù hợp với người giỏi tiếng Anh và thích học về công nghệ. Điểm cuốn hút là nó phù hợp với những người hướng nội thích tự do và có sự linh hoạt trong sắp xếp thời gian. Trong khi hạn chế của nó là bạn cần thành thạo với các điều khoản công nghệ và các tính năng sản phẩm. Ngoài ra, chỉ những công ty vừa và lớn mới tuyển vị trí này.

7 công việc trên dành cho những người không chuyên về code nhưng muốn trải nghiệm làm việc trong môi trường công nghệ cao. Đây có thể là sự bắt đầu để bạn chuyển sang một vai trò mới trong tương lai.

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Hiền Mai - theo Webapplog
(nguồn VnExpress)

Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn

Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếaptech.fpt.edu.vn

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Lập trình viên AI, Blockchain tại Việt Nam sẽ được săn đónLập trình viên 16 tuổi tìm ra cách mang iMessage lên smartphone Android
Lập trình viên sau tuổi 40Những ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất trong thời đại Internet of Things
7 lý do bạn nên học ngôn ngữ lập trình Swift13 kỹ năng cần có để trở thành Frontend Developer
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11