Trong 5 năm vừa qua, lĩnh vực phát triển web đạt được những bước phát triển vượt bậc với những frameworks, libraries, tools, ngôn ngữ lập trình và power factors mới. Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về những sự kiện nổi bật của thế giới web developer trong thời gian gần đây.
1. Yarn - Kẻ đã giết chết NPM?
Yarn được tạo ra với mục đích trở thành package manager tốt nhất cho JavaScript. Là một project được phát triển dưới sự hợp tác của Facebook, Google, Exponent, và Tilde. Với Yarn, ta vẫn có thể truy cập vào npm registry. Hơn nữa, Yarn cài đặt khá dễ dàng cũng như nó giúp việc quản lí dependencies giữa các máy và trong một môi trường offline khép kín, an toàn. Yarn còn cho phép việc chia sẻ code tiện lợi hơn. Nhiều chuyên gia tin rằng Yarn sẽ được tích hợp vào NPM để Users hai bên đều được hưởng lợi.
2. Angular 1, 2, 4
Angular là một framework được sử dụng rộng rãi trong JavaScript. Google vừa mới tung ra Angular phiên bản 2 vào tháng 9, 2016, như là một bản cải thiện của Angular 1. Google dùng phương pháp semantic versioning cho Angular. Và chỉ sau 6 tháng, phiên bản 4 của framework đã được tung ra. Trong khi đó phiên bản 3 bị bỏ qua do gặp trục trặc kĩ thuật. Do vậy Angular 1 được gọi là AngularJr trong khi phiên bản 2 sẽ được gọi là Angular luôn. Cộng đồng IT đã rất yêu thích framework này và tin rằng nó sẽ càng trở nên nổi tiếng hơn trong tương lai.
3. React Fiber — Thế hệ tương lai của React
React Fiber hiện đang được sử dụng cho các core thuật toán React. Là thành quả từ quá trình nghiên cứu hơn 2 năm của React team. Một trong những điều lo ngại với React là scheduling. Scheduling ám chỉ tính năng cho phép pause, resume và cancel quá trình update nhằm ưu tiên cho các task khác quan trọng hơn – còn được gọi là Incremental Rendering. Đặc biệt là task liên quan tới Animation. Đây là một tính năng rất quan trọng bởi mắt người sẽ cho rằng ứng dụng bị “lag” nếu thời gian xử lí quá lâu. React 16.0 sẽ được tung ra vào cuối năm 2017, và khác so với Angular, các ứng dụng sử dụng bản React cũ vẫn hoạt động được bình thường.
4. Vue.js —Long tranh hổ đấu với React và Angular
Đối với front end frameworks, React và Angular là 2 lựa chọn nổi bật nhất. Trong khi đó, Vue.js là một JavaScript framework trẻ hơn nhưng đầy hứa hẹn bởi nó tập trung vào user interfaces. Ngoài ra, Vue.js còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho view layer. Với tiềm năng mạnh mẽ cùng sự nổi tiếng, được cộng đồng deverloper quan tâm, Vue.js đã chứng tỏ mình không chỉ đơn thuần là một framework bình thường mà còn có khả năng cạnh tranh với 2 ông lớn React và Angular. Tin rằng buổi công bố về Vue.js trong tháng 6 này sẽ là một sự kiện quan trọng không thể bỏ qua.
5. Sự mạnh mẽ của Webpack
Webpack là một JavaScript module bundler tool. Với chức năng chính là bundle JavaScript file để dùng trong trình duyệt web. Nhưng nó cũng có khả năng transforming, bundling, hoặc packaging bất cứ resource và asset nào. Không những thế, Webpack Plugin system còn cực kì mạnh mẽ và rất dễ tinh chỉnh. Để sử dụng một plugin, bạn chỉ cần thêm require() và bỏ vào trong plugins array. Webpack có mục đích chính là nhầm thể hiện được dependency graph. Nhờ đó mà nó có tiềm năng rất lớn. Webpack 2 & Webpack-cli hiện đã available và được dùng bởi nhiều ứng dụng như Angular-cli.
6. Những tính năng của ES6
ES6 hoặc ES2015 là phiên bản mới nhất của ECMAScript, từng gây làn sóng bàn luận sôi nổi do phiên bản update trước đó đã ra mất từ tận 2009. Mục đích của ES6 là nhằm hỗ trợ cho các ứng dụng lớn, library và cho việc sử dụng EcmaScript nhằm compile cho các ngôn ngữ lập trình khác. ES6 mang tới vô số tính năng và cải tiến như promises, lexical block scoping, iterators, generators, modules, class declarations và cả destructuring patterns. Hiện nay, những tính năng này đang được tích hợp vào các JavaScript engine
7. Prepack —Một Optimizer mạnh mẽ
Prepack là một tool cho phép ta chỉnh sửa và tối ưu hóa mã nguồn của JavaScript. Giúp cho việc xử lí diễn ra nhanh hơn. Có thể xem Prepack là một phần mềm đánh giá chất lượng cho JavaScript. Prepack sẽ rewrite lại JavaScript bundle nhằm tăng hiệu quả cho JavaScript code. Prepack hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nhưng với tiềm năng mạnh mẽ, nó được kì vọng sẽ mang đến thay đổi lớn cho JavaScript. Ứng dụng được tài trợ bởi người khổng lồ – Facebook. Hãng muốn tích hợp Prepack vào React và sẽ biến nó thành một platform trong tương lai.
8. Firebase dành cho các ứng dụng không có server
Các ứng dụng không có server sẽ phải phụ thuộc vào dịch vụ của bên thứ 3 (3rd party service). Trong khi đó Firebase là một platform dành cho việc phát triển app trên mobile hoặc web. Do được tạo ra dựa trên cấu trúc của chính Google nên nó sẽ tự động tính toán nên bạn không cần lo lắng đối với vấn đề liên quan đến yêu cầu từ người dùng. Firebase sẽ cho phép bạn code một cách thoải mái mà không cần phải lo đến vấn đề cấu trúc và backend. Cloud Functions, Realtime Database, Crash Reporting, Authentication, Cloud Storage, Hosting, Firebase Notifications và Android Test Lab là một vài tính năng vô cùng hữu ích sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn. Tuy vậy, bạn cũng cần để ý đến một số khó khăn khi sử dụng Firebase như thiếu lựa chọn cho việc local development, hạn chế trong JavaScript SDK cũng như sự liên quan tới NoSQL DBs. Tuy vậy, integration với Firebase sẽ dễ dàng hơn với sự giúp đỡ của libraries như angularfire2, reactfire và vuefire
9. Redux – Luồng Data không theo chiều hướng
Khi trang web của bạn trở nên đồ sộ với lượng content dồi dào thì các trang static html bắt đầu thể hiện sự yếu kém của mình bởi việc chỉ lưu dữ liệu trong một object là không đủ. Redux là một predictable state container dành riêng cho các ứng dụng của JavaScript. Cấu trúc của Redux quay quanh khái niệm luồng Data không theo chiều hướng. Dựa trên cách thức hoạt động từ Facebook’s Flux và ngôn ngữ lập trình function Elm. Được đánh giá là một trong những libraries nổi bật nhất, Redux là lựa chọn tuyệt vời cho front-end development. Với sự đơn giản, thân thiện với người dùng, lại có thể dùng cả trên React và bất cứ JavaScript framework nào.
10. Microservices – Tối ưu hóa với sự tự do trong tinh chỉnh
Microservices là một kiểu kiến trúc để tạo ra các ứng dụng với cấu trúc của tập hợp loosely coupled services. Mỗi dịch vụ trên có thể tập trung vào một sub-domain của ứng dụng. Nhờ đó mà Microservices cho việc liên tục xử lý các ứng dụng lớn và phức tạp. Ngoài ra, người dùng còn có khả năng cải tiến technology stack bởi từng service là một autonomy và có API riêng của nó. Microservices còn giúp việc xác định và cách ly lỗi, loại trừ long-term commitment của một technology stack cũng như developer hiểu cách hoạt động của ứng dụng nhanh hơn. Đây là một ý tưởng với tiềm năng rất lớn, được các công như eBay, Amazon và Netflix áp dụng.
Lời kết
Sự phát triển của công nghệ và lập trình web là điều không thể tránh khỏi, vì thế mà ta phải luôn luôn học hỏi và bắt kịp với xu thế của thời đại.
Nguồn: blog.topdev.vn via hackermoon
Tổ Chức Giáo Dục FPT – fpt.edu.vn
Trường Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế – aptech.fpt.edu.vn |