Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật công nghệ  
 

(Post 08/11/2006) Nhân dịp Việt nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, ngày 7/11/2006 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết quan trọng “Cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”, trong đó nhấn mạnh: “Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật công nghệ... để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo”...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đây là một trong các nội dung nhằm đổi mới và phát triển mạnh nguồn nhân lực, và sẽ được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X vào cuối năm 2006. Thủ tướng cho biết:

“Chúng ta thường nói và người nước ngoài cũng nói: nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm 70% lực lượng lao động. Người Việt Nam cần cù, chịu khó học tập, nhận thức nhanh. Đây là một lợi thế cạnh tranh. Điều đó đúng nhưng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nguồn nhân lực nước ta.

Hiện tại, chúng ta chỉ có lợi thế cạnh tranh thực tế trong những ngành nghề đòi hỏi sử dụng nhiều lao động với kỹ năng trung bình và thấp. Những lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ cao, chúng ta đang rất thiếu và do đó làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào những lĩnh vực này như cơ khí chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, tư vấn thiết kế, tạo mẫu và trong các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao... Hạn chế này là do những yếu kém, bất cập trong hệ thống giáo dục của ta, cần phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp để khắc phục.

Hướng chính ở đây là:

  • Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường trong việc trả lương cho người lao động.
  • Từ quan điểm hệ thống và bảo đảm tính liên thông trong hệ thống giáo dục - đào tạo từ phổ thông - đại học và dạy nghề, giải quyết trước việc cải cách giáo dục đại học và dạy nghề. Học tập kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học và dạy nghề tiên tiến để chọn lọc, sử dụng. Trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất trong những nguyên tắc lớn và sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề. Nhà nước sẽ đầu tư nhiều hơn cho những ngành nghề cần thiết nhưng tính cạnh tranh thấp.
  • Khẩn trương xây dựng chiến lược cải cách giáo dục từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chế độ thi cử ở tất cả các cấp đào tạo”.

(theo Đại học FPT)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Thử nghiệm tự chủ: trường Đại học FPT tiến thêm 1 bước…Cổ phiếu FPT hâm nóng thị trường chứng khoán
Trao giải cuộc thi viết “Aptechite and Software Project”FPT - công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam sử dụng phần mềm đầy đủ bản quyền của Microsoft
Hai tập đoàn Mỹ đầu tư 36,5 triệu USD vào FPTFPT Aptech tổ chức hội thảo “Các vấn đề về an ninh mạng”
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11