(Post 27/02/2007) Nổi bật trong kết quả kinh
doanh FPT năm 2006 là lợi nhuận tăng trưởng lớn và vượt mức kế hoạch đề
ra. Lợi nhuận trước thuế FPT đạt 609 tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước
và đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng
60% và đạt 109% kế hoạch. Thêm vào đó mức tăng trưởng lợi nhuận cũng lớn
hơn mức tăng trưởng doanh thu.
Ông Trương
Gia Bình (trái), tổng giám đốc FPT và ông Trần Đắc Sinh, giám
đốc HSTC tại lễ công bố chính thức giao dịch cổ phiếu FPT. |
|
Công ty FPT đã kết thúc thành công năm tài chính 2006,
tiếp tục một năm hoàn thành kế hoạch và duy trì sự tăng trưởng. Với doanh
thu thuần 11,693 tỷ VNĐ (tương đương 730 triệu USD), FPT đã hoàn thành
99.69% kế hoạch năm 2006, tăng trưởng 42.40% so với năm 2005.
Nổi bật trong kết quả kinh doanh FPT năm 2006 là lợi
nhuận tăng trưởng lớn và vượt mức kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế
FPT đạt 609 tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước và đạt 110% kế hoạch. Lợi
nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch.
Thêm vào đó mức tăng trưởng lợi nhuận cũng lớn hơn mức tăng trưởng doanh
thu.
Điểm đáng lưu ý là đã có sự dịch chuyển quan trọng trong
cơ cấu giữa Doanh thu phần mềm dịch vụ so với Doanh
thu phần cứng. Mặc dù doanh thu phần cứng vẫn tăng trưởng với
tốc độ cao, tăng 38.50% so với 2005, nhưng doanh thu phần mềm dịch vụ
tăng trưởng tới 84.41%, lớn hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng doanh
thu phần cứng. Mức độ tăng trưởng này đã làm cho tỷ trọng doanh thu phần
mềm dịch vụ của Công ty tăng từ 8,5% năm 2005 lên 11% tổng doanh thu trong
năm 2006.
Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như sau (chưa kiểm
toán):
STT
|
Khoản mục |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
Tăng trưởng so với 2005 |
Kế hoạch 2006 |
% kế hoạch |
1 |
Doanh thu thuần |
8,211 |
11,693 |
42.40% |
11,730 |
99.69% |
|
Doanh thu quy đổi USD |
517,598,438 |
730,443,855 |
|
733,100,000 |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
+ Doanh số phần mềm dịch vụ |
698 |
1,287 |
84.41% |
|
|
|
+ Doanh số phần cứng |
7,5137 |
10,406 |
38.50% |
|
|
2 |
Lãi trước thuế |
344 |
609 |
77.01% |
554 |
109.84% |
3 |
Lãi sau thuế |
301 |
535 |
77.54% |
486 |
110.05% |
4 |
Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ |
280 |
450 |
60.51% |
412 |
109.38% |
5 |
Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ / Vốn điều lệ bình quân (%) |
78.8% |
80.0% |
|
73.20% |
109.38% |
6 |
Bình quân lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ / 01 cổ phần (VND) |
7,880 |
8,004 |
|
|
|
7 |
Nộp ngân sách |
808 |
1,284 |
58.80% |
|
|
8 |
Số lượng nhân viên ngày 31/12 (Người) |
4,949 |
7,008 |
41.60% |
|
|
Về nhân sự, số lượng nhân viên của Công
ty FPT đến cuối năm 2006 đạt 7,008 người, tăng 2,059 người (41,6%) so
với năm trước. Mức tăng trưởng nhân viên này tương đương với mức tăng
trưởng doanh số của Công ty.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2006, FPT hy
vọng sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao trong
năm 2007, thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của mình trong giai đoạn
Toàn cầu hóa.
Dưới đây là một số hoạt động của FPT năm 2006:
1. FPT được Thủ tướng giao nhiệm vụ phát triển
khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tháng 8/2006, Chính phủ đã chính thức giao nhiệm vụ phát
triển hạ tầng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc (KCHCHL) cho Tập đoàn FPT theo
CV số 1310/TTg-KG. Tập đoàn FPT cũng là chủ đầu tư phát triển Khu Công
nghệ phần mềm và Trường Đại học FPT tại đây.
Với các dự án này, FPT khẳng định hướng phát triển tập
trung vào phần mềm – ngành kinh doanh mũi nhọn nhằm thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của Công ty, góp phần vào việc hình thành và phát triển một ngành
công nghiệp mới ở Việt Nam; và đào tạo nguồn nhân lực phần mềm theo nhu
cầu và tiêu chuẩn quốc tế.
KCNCHL có tổng diện tích quy hoạch 1.650 ha; được Chính
phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1998. Mục tiêu của KCNCHL là cung cấp các
cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần thiết hỗ trợ cho các hoạt động sản
xuất và nghiên cứu - triển khai công nghệ cao, góp phần đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình hình thành nền
kinh tế tri thức tại Việt Nam.
2. FPT tham gia thị trường chứng khoán Việt
Nam
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao
dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HSTC). FPT trở thành
công ty ICT đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán với mã chứng khoán
là “FPT”. Ngay phiên đầu tiên, cổ phiếu FPT đã khớp lệnh ở mức cao gấp
40 lần so với mệnh giá. Sau hơn một tháng giao dịch chính thức trên thị
trường, giá trị giao dịch của cổ phiếu FPT vẫn thuộc top dẫn đầu và đưa
FPT trở thành một trong những công ty có thị giá lớn nhất trong số các
công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đến thời điểm lên sàn, vốn điều lệ của FPT là hơn 608
tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 7,3%, cổ đông công ty nắm 66,64% và cổ
đông bên ngoài nắm 26,06% (bao gồm 12,21% cổ phần do người nước ngoài
nắm giữ). Trong 18 năm qua, doanh thu của FPT liên tục tăng với tốc độ
bình quân 40%/năm, riêng trong 3 năm 2003, 2004 và 2005, hoạt động kinh
doanh của FPT tăng trưởng rất mạnh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Sự kiện cổ phiếu FPT lên sàn được các nhà đầu tư đánh
giá cao và cho rằng đây là một bước tiến quan trọng của tập đoàn FPT để
khẳng định mình trên thị trường CNTT trong nước cũng như quốc tế, góp
phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là các công ty công
nghệ.
3. Đại học FPT được phép thành lập và chính
thức tuyển sinh khoá đầu tiên
Tháng 9/2006, Thủ tướng Chính phủ chính thức trao quyết
định số 208/2006/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học FPT cho FPT. Đại học
FPT là trường ĐH đầu tiên do một doanh nghiệp CNTT thành lập tại Việt
Nam, nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho Tập đoàn FPT
và góp phần xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho đất nước. Tháng
11/2006, Bộ GD&ĐT cho phép Trường ĐH FPT tổ chức tuyển sinh trong
năm 2006.
Ngày 13/01/2007, 300 sinh viên khoá I, chuyên ngành Kỹ
nghệ phần mềm của ĐH FPT - trong đó số sinh viên nhận học bổng và tín
dụng chiếm 43% - đã bước vào kỳ học đầu tiên.
Điểm khác biệt của chương trình đào tạo của Trường ĐH
FPT thể hiện ở Định hướng công việc và thực tiễn; Phát triển cá nhân hài
hòa giữa năng lực chuyên môn và nhân cách; Phát triển các kỹ năng để sinh
viên đáp ứng và thích nghi được với mọi thay đổi của xã hội và công nghệ;
Môi trường quốc tế.
Cơ sở vật chất ban đầu của Trường hiện nay đảm bảo đào
tạo cho 900 sinh viên. Theo dự kiến, từ tháng 09/2008, Trường ĐH FPT sẽ
khai trương trụ sở chính tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và đủ chỗ cho 5,000
sinh viên.
4. FPT tiếp nhận đầu tư tài chính của hai đối
tác chiến lược nước ngoài TPG và Intel Capital
Ngày 24/10, FPT đã tiếp nhận khoản đầu tư 36,5 triệu
USD từ hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG)
và Intel Capital, một tổ chức đầu tư của Tập đoàn Intel.
Sự kiện này thể hiện lòng tin của các tập đoàn đầu tư
tài chính hàng đầu thế giới vào tương lai phát triển của Việt Nam.
Với năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh toàn
cầu của các đối tác đầu tư chiến lược, FPT sẽ hướng tới phát triển các
sản phẩm dịch vụ mới. Với lợi thế là công ty tiên phong trong xuất khẩu
phần mềm vào Nhật Bản, FPT sẽ tăng cường khả năng cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ mới vào các thị trường quốc tế và khu vực. Ngoài ra, ông Vivek
Paul, một thành viên của TPG, sẽ là nhà Cố vấn Chiến lược Đặc biệt cho
FPT. Với kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực công nghệ, Vivek Paul
sẽ tạo điều kiện cho FPT đạt được những mục tiêu toàn cầu hóa của Tập
đoàn.
5. FPT Telecom được cấp phép cung cấp dịch vụ
điện thoại cố định
Tháng 12/2006, Bộ BCVT trao giấy phép “Thiết lập mạng
và cung cấp dịch vụ viễn thông, loại mạng viễn thông cố định trên phạm
vi toàn quốc” số 1136/GP-BBCVT cho FPT Telecom. FPT Telecom sẽ cung cấp
dịch vụ điện thoại cố định trên nền công nghệ mới là mạng thế hệ mới NGN,
tổng đài Softswitch. Điểm đặc biệt là khách hàng sẽ được hưởng gói dịch
vụ "Triple Play - 3 trong một" gồm Internet Băng rộng, Điện
thoại cố định, Truyền hình IP - hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều so với mua
lẻ từng dịch vụ từ các nhà cung cấp khác.
Dự kiến đến tháng 6/2007, FPT Telecom sẽ phát triển được
100.000 thuê bao điện thoại cố định và đến hết năm 2007 sẽ là 250.000
thuê bao. Năm 2007, FPT Telecom dự kiến sẽ phát triển dịch vụ tới 10 tỉnh,
thành phố.
6. FPT trở thành nhà phân phối độc quyền Bản
quyền Truyền hình World Cup 2006
Ngày 17/2/2006, Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công
nghệ FPT công bố sự kiện “FPT là Nhà phân phối độc quyền Bản quyền Truyền
hình Vòng Chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới - FIFA World cup 2006TM”.
FPT nhìn nhận việc tham gia vào một lĩnh vực mới như bản quyền truyền
hình, truyền thanh là một hướng đi tích cực trong chiến lược phát triển
tổng thể của Tập đoàn. Với sự kiện này, FPT chính thức bước chân vào ngành
công nghiệp nội dung với tư cách của một doanh nghiệp hiểu biết và tôn
trọng đầy đủ luật pháp cũng như các công ước quốc tế.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một Công ty về tin
học giành được quyền độc quyền phân phối trên toàn lãnh thổ Việt Nam tín
hiệu của tất cả các sự kiện tường thuật trực tiếp trong khuôn khổ FIFA
World Cup 2006 - sự kiện thể thao lớn nhất toàn cầu. Bản quyền độc quyền
này bao gồm việc phân phối tín hiệu dành cho mọi phương thức đường truyền:
truyền hình quảng bá, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình
kỹ thuật số… FPT cũng có quyền phân phối bản quyền tường thuật trực tiếp
64 trận đấu trong khuôn khổ FIFA World Cup 2006 trên hệ thống phát thanh
tại Việt Nam.
Thông qua việc hợp tác với các Đài Truyền hình VTV,
HTV, VTC và Đài tiếng nói Việt Nam, FPT đã mang đến cho người hâm mộ Việt
Nam một sự cống hiến mới, đó là những bữa tiệc bóng đá hấp dẫn nhất hành
tinh, cùng với các chương trình tổng hợp - bình luận thông tin bóng đá,
các thông tin thú vị bên lề World Cup và các trò chơi sôi động trên truyền
hình với nội dung liên quan đến World Cup 2006.
7. Bắt tay chiến lược với Tập đoàn Microsoft:
Tháng 4/2006 tại Hà Nội, ngay sau khi Chủ tịch Tập đoàn
Microsoft Bill Gates sang thăm Việt Nam, Tập đoàn software lớn nhất thế
giới Microsoft và FPT đã công bố biên bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến
lược.
Tháng 10/2006, FPT trở thành doanh nghiệp CNTT đầu tiên
của Việt Nam ký kết sử dụng phần mềm của Microsoft với đầy đủ bản quyền.
Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác Microsoft và FPT, thể
hiện cam kết của FPT tôn trọng vấn đề bản quyền quốc tế trong tiến trình
hội nhập quốc tế.
Tháng 11/2006, 2 tập đoàn ký thoả thuận liên minh chiến
lược với thời hạn 3 năm, nhằm cung cấp những giải pháp chất lượng cao
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thoả thuận liên minh chiến lược này mở rộng phạm vi hợp tác giữa hai bên
theo bản ghi nhớ được ký vào tháng 4 trước đó. Một trong những lĩnh vực
trọng tâm của hợp tác là nắm bắt cơ hội chuyển đổi từ hạ tầng doanh nghiệp
độc quyền - ví dụ chuyển đổi từ các hệ thống mainframe hoặc hệ thống tầm
trung trước đây - sang họ sản phẩm Microsoft Windows Server 2003. Hai
bên đã thành lập Trung tâm Năng lực Microsoft (MCC), tập trung vào các
nền tảng công nghệ .NET, Microsoft Dynamics và các Công nghệ Cộng tác
Viên chức Thông tin (Information Worker Collaborative Technologies)...
Chứng kiến lễ ký kết có Ngài Craig Mundie, Tổng giám đốc Chiến lược và
Công nghệ của tập đoàn Microsoft sang Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng
đỉnh APEC.
8. FPT ký kết HĐ thầu phụ với IBM thực hiện
Dự án xây dựng “Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc”
Tháng 03/2006, IBM và FPT ký hợp đồng triển khai Dự án
xây dựng “Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc” của Bộ Tài
chính. Đây là hợp đồng thầu phụ công nghệ thông tin có giá trị lớn nhất
tại Việt Nam tại thời điểm đó (hơn 10 triệu USD).
Theo đó, IBM chọn FPT là nhà thầu phụ, cùng triển khai
Dự án TABMIS do IBM ký với Bộ Tài chính, nhằm cải cách hệ thống quản lý
tài chính của Việt Nam.
FPT tham gia cung cấp phần cứng, xây dựng hệ thống, đào
tạo, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống trên địa bàn toàn quốc cho
hệ thống kho bạc nhà nước tại 64 tỉnh thành và hơn 600 quận huyện, nhằm
tích hợp các hệ thống quản lý tài chính riêng lẻ hiện nay thành một hệ
thống thông tin thống nhất.
9. FPT tham gia khu công nghệ cao TPHCM
Tập đoàn FPT chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư cho
dự án “Trung tâm Nghiên cứu CNTT-VT và Sản xuất phần mềm FPT” tại Khu
Công nghệ cao TP HCM. Dự án có diện tích 20.000m2, dự kiến sẽ là môi trường
làm việc lý tưởng cho cán bộ, lập trình viên nhằm thực hiện các nhiệm
vụ: Nghiên cứu và cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT, Viễn thông và
Internet; Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống; Nghiên cứu và sản
xuất phần mềm xuất khẩu… Tổng số vốn đầu tư cho công trình ước tính là
576 tỷ đồng Việt Nam.
Đầu năm 2006, FPT đã tổ chức một cuộc thi thiết kế kiến
trúc cho tòa nhà quy tụ nhiều sáng kiến và đóng góp của các công ty và
chuyên gia kiến trúc trong và ngoài nước với giải nhất thuộc về công ty
TNHH Kiến trúc A.T.A. Hiện tại, FPT đang hoàn thiện bản vẽ chi tiết công
trình để khởi công xây dựng vào giữa năm 2007.
Dự án “Trung tâm Nghiên cứu CNTT-VT và Sản xuất Phần
mềm” khẳng định hướng phát triển của tập đoàn FPT vào ngành công nghệ
phần mềm – ngành kinh doanh mũi nhọn nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của FPT và góp phần vào việc hình thành và phát triển một ngành công
nghệ cao tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng.
10. Công ty CP Phần mềm FPT đạt tiêu chuẩn CMMi5
Tháng 5/2006, Công ty CP Phần mềm FPT (FPT Software)
đạt tiêu chuẩn CMMi5. Sự kiện này đưa FPT Software vào danh sách khoảng
150 công ty và tổ chức trên toàn thế giới được Viện Công nghệ phần mềm
Hoa Kỳ (SEI) công nhận: hệ thống qui trình sản xuất phần mềm đạt mức cao
nhất trong mô hình trưởng thành về năng lực sản xuất phần mềm.
Trong quá trình thực hiện dự án CMMi mức 5, FPT Software
đã đạt được những tăng trưởng đáng kể về chất lượng quy trình và sản phẩm
phần mềm. Cụ thể, từ năm 2001 đến năm 2005, số sản phẩm được Công ty bàn
giao đúng hạn tăng 28% và số lỗi trong sản xuất phần mềm giảm đi 40%.
Với CMMI mức 5, FPT Software tiếp tục khẳng định cam kết cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ phần mềm với chất lượng ngày càng được nâng cao,
đáp ứng và thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng; đồng thời khẳng
định FPT Software đã duy trì được đẳng cấp quản lý chất lượng của mình
trên thị trường sản xuất phần mềm thế giới.
(theo fpt.com.vn) |