Chính phủ phê duyệt Chương trình Công nghiệp Phần mềm Việt Nam đến năm 2010  
 

(Post 21/04/2007) Ngày 12/04/2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg “Phê duyệt Chương trình Công nghiệp Phần mềm Việt Nam đến năm 2010”. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định gồm 4 phần và 4 điều quy định các mục tiêu, chính sách giải pháp phát triển, các chương trình, dự án trọng điểm để thực hiện chương trình này.

Quang cảnh một buổi hội thảo do các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới tổ chức tại TpHCM

Quan điểm

Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.

Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự thành công của công nghiệp phần mềm. Nhà nước tăng cường đầu tư và khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghiệp phần mềm, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất.

Cần chú trọng dịch vụ công nghệ thông tin, trước mắt là gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài, song song với việc tăng cường mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam.

Mục tiêu

Đến năm 2010, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

  • Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35 - 40%/năm. Tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 40%;
  • Tổng số nhân lực phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 55.000 đến 60.000 người, với giá trị sản phẩm trung bình đạt 15.000 USD/người/năm;
  • Xây dựng được trên 10 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 200 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 100 người;
  • Thuộc nhóm các nước dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm và lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới;
  • Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình trong khu vực.

Các chính sách và giải pháp phát triển

  1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm
  2. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm
  3. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp phần mềm
  4. Phát triển thị trường công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài
  5. Hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm
  6. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở
  7. Tăng cường hạ tầng viễn thông - Internet cho công nghiệp phần mềm.

Kinh phí thực hiện

Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư triển khai thực hiện Chương trình. Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình khoảng 70 triệu USD, trong đó 30% kinh phí từ ngân sách trung ương, 30% từ ngân sách các địa phương và 40% huy động từ các doanh nghiệp, các hiệp hội, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác.

Những dự án trọng điểm

  • Dự án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin
  • Dự án xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho công nghiệp phần mềm Việt Nam, tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường gia công, xuất khẩu phần mềm
  • Dự án phát triển một số sản phẩm và dịch vụ phần mềm trọng điểm của Việt Nam
  • Đề án thành lập Quỹ phát triển công nghiệp phần mềm
  • Dự án nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp phần mềm, hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế
  • Dự án đầu tư xây dựng Viện Công nghiệp phần mềm
  • Dự án xây dựng và vận hành cổng thông tin công nghiệp phần mềm

Theo Quyết định này, mục tiêu cơ bản của công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010:

  • Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35 - 40%/năm. Tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 40%;
  • Tổng số nhân lực phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 55.000 đến 60.000 người, với giá trị sản phẩm trung bình đạt 15.000 USD/người/năm;
  • Xây dựng được trên 10 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 200 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 100 người;
  • Thuộc nhóm các nước dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm và lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới;
  • Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình trong khu vực.

Xem toàn văn Quyết định tại đây

(theo hội Tin học TpHCM)


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


FPT xây dựng trường THPT tại khu Dịch VọngCựu Aptechite USA cần tuyển dụng Aptechite Việt Nam
Sự kiện sách "Những điều cần biết..." bỏ quên ĐH FPT và ý kiến của Bộ GD&ĐTNội san Aptechite 31
FPT-Aptech cung cấp 600 xuất hành trang tin học miễn phíAptech bags 3 awards at the Indian Franchising Awards 2007
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11