(Post 18/05/2007) Trong những năm gần đây,
một dạng trao đổi thông tin mới ra đời và phát triển với tốc độ rất nhanh,
đó là blog (hay weblog). Blog thoạt đầu được phát triển như một dạng nhật
ký trực tuyến với những suy nghĩ cá nhân được đưa lên web. Hiện nay, ứng
dụng blog trở nên phong phú hơn và dễ thấy nhất là việc dùng blog làm
một kênh thông tin nội bộ cũng như bên ngoài công ty.
Một trong các dịch vụ blog miễn phí khá nổi tiếng là
dịch vụ Blogger của Google (www.blogger.com), nó cho phép bạn tạo và duy
trì các blog trên máy chủ Blogger. Bài viết này không trình bày cách tạo
một blog trên Blogger (việc này khá đơn giản và đã có khá nhiều bài viết
hướng dẫn), mà chỉ hướng dẫn bạn cách đưa blog vào Google Sitemaps, để
Google đánh chỉ mục cho blog của bạn nhằm tăng cơ hội xuất hiện trong
kết quả tìm kiếm của Google.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu qua về Google Sitemaps.
Google Sitemaps hiện đang ở bản beta, được Google phát triển với mục đích
cung cấp một cách thức đơn giản cho người dùng mô tả website của họ. Thông
qua việc cung cấp cho Google Sitemaps thông tin của site (cấu trúc, các
trang web quan trọng cũng như mức độ thay đổi của chúng...), bạn đã hướng
dẫn cho công cụ dò tìm ("spider") của Google cách đọc thông
tin và đánh chỉ mục cho website của bạn.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đưa blog vào Google
Sitemaps:
Bước 1: Đăng nhập vào Google
Sitemaps thông qua tài khoản Google của bạn. Ngay ở đầu trang bạn
sẽ thấy ô nhập liệu để nhập site cần đánh chỉ mục. Hãy nhập vào đó địa
chỉ (URL) blog của bạn (ví dụ: http://khanhle.blogspot.com/)
Sau đó nhấn nút OK. Blog của bạn sẽ được thêm vào tài
khoản như hình dưới:
Bước 2: Xác thực quyền của bạn trên
blog vừa nhập
Nhấn vào liên kết Verify, bạn sẽ được chuyển đến trang
có hình như sau:
Google cung cấp hai phương pháp xác thực. Tuy nhiên ta
chỉ chọn phương pháp thứ hai: Add META tag, vì đây là phương pháp duy
nhất mà Google Blogger hỗ trợ.
Sau khi chọn, trang web sẽ sinh ra mã thẻ META, ta sẽ
chép đoạn mã này vào phần template của blog.
Bước 3: Dán thẻ META vào template của
blog
Đăng nhập vào www.blogger.com. Vào blog của bạn, di chuyển
đến tab Template.
Chèn đoạn mã thẻ META vào như ví dụ sau:
Lưu lại thay đổi bằng cách nhấn nút Save Template.
Nhấn vào nút Republish Index only. Sau đó đợi vài giây
cho đến khi blog của bạn được xuất bản trên web (publish) hoàn toàn.
Bước 4: Trở về lại Google Sitemaps để
kết thúc quá trình xác thực.
Trở về lại Google Sitemaps, ta có thông báo: "Ive
added the META tag in the home page of http://khanhle.blogspot.com/".
Nhấn vào nút Verify để kết thúc quá trình xác thực.
Bước 5: Đến bước này blog của bạn đã
được đưa vào Google Sitemaps. Tuy nhiên, bạn cần phải cung cấp cho Google
địa chỉ chứa sitemap của blog của bạn. Ta sẽ dùng site feed (ATOM/XML)
của blog làm sitemap.
Trở về hình ở bước một và nhấn vào liên kết "Add
a Sitemap", bạn có được:
Chọn Add General Web sitemap
Cung cấp địa chỉ URL blog của bạn, đó là địa chỉ của
file atom.xml. Ví dụ http://khanhle.blogspot.com/atom.xml (*):
Nhấn vào nút Add Web Sitemap.
Bạn sẽ nhận được thông điệp xác nhận của Google:
"You have added a Sitemap to http://khanhle.blogspot.com/.
Reports may take several hours to update. Thank you for your patience!"
Chúc mừng! Bạn đã kết thúc quá trình đưa blog vào Google
Sitemap. Bây giờ thì bạn chỉ còn phải đợi Google đánh chỉ mục cho blog
của bạn.
(*) Chú ý: Bạn phải kích hoạt chức năng Site Feed cho
blog của mình trước khi thực hiện bước này. Dưới đây là hướng dẫn.
Đăng nhập vào www.blogger.com
. Vào blog của bạn, di chuyển đến tab Setting > Site Feed. Và thực
hiện như hình sau:
Lưu lại cấu hình và "publish" lại blog của
bạn.
Bước 6: Kiểm tra kết quả đánh chỉ mục
của Google
Sau khoảng vài giờ hoặc một ngày, bạn hãy kiểm tra tài
khoản trên Google Sitemaps xem blog của mình đã được Google đánh chỉ mục
chưa. Nếu Google đã kiểm tra blog, bạn sẽ có kết quả tương tự hình dưới:
Tùy vào lượng tin, nội dung cũng như số lượng người truy
cập mà trang blog của bạn có cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của
Google hay không. Tuy nhiên, nếu từ khóa là tên của bạn hoặc các từ riêng
biệt chỉ xuất hiện trên blog của bạn thì khả năng blog của bạn nằm trong
Top 10 kết quả của Google là gần như chắc chắn.
Ví dụ sau đây kết quả của sử dụng tìm kiếm thông qua
Google với từ khóa "le canh khanh":
Nếu blog của bạn khá nổi tiếng, nhiều người xem và bình
luận thì cơ hội cho nó xuất hiện dưới nhiều từ khóa khác nhau là hoàn
toàn có thể, còn không thì thông qua tên, bạn bè cũng dễ dàng tìm ra blog
của bạn.
Lê Cảnh Khánh
(theo PC World VN)
|