Doanh nghiệp "chê" sinh viên mới tốt nghiệp  
 

(Post 21/01/2008) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ văn phòng yếu là nhận định của hầu hết tập đoàn, công ty lớn tại TP HCM về sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiều ĐH và doanh nghiệp quyết định "bắt tay" rút ngắn khoảng cách này.

Sinh viên cần được trang bị nhiều kỹ năng "mềm" hơn nữa. Ảnh. L.H

Các ý kiến được đưa ra tại buổi ký kết các văn bản thỏa thuận đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, do ĐH Kinh tế TP HCM tổ chức giữa tháng 1 vừa qua.

Theo đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Công ty Sadaco, Ngân hàng Eximbanhk... sinh viên mới ra trường thường quá hãnh tiến hoặc quá tự ti, mặc cảm do thiếu các kỹ năng "mềm" bổ trợ công tác chuyên môn; khả năng bắt nhịp vào thực tế nghệ nghiệp chậm. Nhiều tân cử nhân không thực hành được những kỹ năng cơ bản như sử dụng các thiết bị, vật dụng văn phòng, soạn thảo văn bản...

Ông Đỗ Đăng Khoa, Giám đốc ngân hàng Eximbanhk phân tích, nội dung và lĩnh vực đào tạo trong nhà trường còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với sự chuyển động của doanh nghiệp. Các ĐH cần nghiên cứu đổi mới chương trình theo chuẩn quốc tế kết hợp thực tiễn tại Việt Nam. "Chương trình ĐH cần nâng cao thời lượng thực hành, giảm lý thuyết, tăng tính ứng dụng", ông Khoa kiến nghị.

Hầu hết đại diện doanh nghiệp đề nghị các ĐH, CĐ nên tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, sắp xếp chương trình thực tập sớm cho sinh viên. Các vị này cho rằng được tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ giúp sinh viên có thêm kiến thức không nằm trong chương trình chính khóa. Việc được thực tập sớm sẽ giúp sinh viên dạn dĩ hơn khi đi làm.

Bà Nguyễn Phương Loan, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự công ty Unilever ghi nhận thế mạnh của sinh viên là sự nhiệt huyết. Các công ty, tập đoàn dù là của nước ngoài nhưng đặt tại Việt Nam, thì người Việt Nam nên nắm lấy các cương vị quản lý.

"Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, nhà trường và doanh nghiệp nên giúp nhiệt huyết đó thành hành động, tạo điều kiện để các em phát triển", bà Loan nói.

Tiến sĩ Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM thừa nhận, nội dung đào tạo của nhà trường vẫn còn khoảng cách khá xa với nhu cầu doanh nghiệp.

"Nhiều doanh nghiệp muốn đến với nhà trường và sinh viên nhưng không biết đường đi nước bước thế nào. Trong khi, nhiều trường lại quá tự kiêu với chức năng hàn lâm của cơ sở mình. Nhà trường, doanh nghiệp phải tìm cách gắn kết quan hệ, rút ngắn khoảng cách đó", ông Năng nói.

ĐH Kinh Tế TP HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 18 công ty, ngân hàng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, để đào tạo theo nhu cầu. Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của trường sẽ là đầu mối tiếp nhận nhu cầu doanh nghiệp.

Lan Hương
(theo VnExpress)

Một buổi seminar Kỹ năng giao tiếp nằm trong chuỗi topics kỹ năng mềm (soft-skills) do FPT-Aptech tổ chức định kỳ tại Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM nhằm hỗ trợ đào tạo và chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn sinh viên. Soft-skills là nội dung được đào tạo chính khóa trong các khóa học tại FPT-Aptech từ những ngày đầu thành lập năm 1999

Một vài chuyên đề Soft-kills mà FPT-Aptech đã cung cấp miễn phí cho sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


FPT-Aptech Quận 1 ra mắt toà nhà mớiAptech hỗ trợ sinh viên mua máy in Lexmark giá ưu đãi
Trường Đại học FPT đã chính thức có đất để xây dựng cơ sở tại Đà NẵngHọc viện Quốc tế FPT và “Lễ hội tất niên” của đại gia đình FPT
Softech-Aptech với chuyến đi về nguồn nhân ngày 22/12Lễ khai giảng khóa 111 tại Trung tâm mới FPT-Aptech Bình Thạnh
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11