(Post 23/06/2008) Tại Việt Nam, doanh thu
quảng cáo do ứng dụng mỹ thuật đa phương tiện tăng từ 300 tỉ đồng năm
1994 lên gần 7.000 tỉ đồng năm 2004 và dự kiến doanh thu sẽ tăng lên 24.000
tỉ đồng vào năm 2020. Các lĩnh vực như thiết kế web, các trò chơi trực
tuyến (Game Online), sản xuất truyền hình, xuất bản truyền thông cũng
phát triển một cách chóng mặt…
Các hiệu ứng đồ họa như trong chương trình "Hành trình văn hóa" này đều do các công ty bên ngoài đài truyền hình thực hiện - Ảnh: T.T.D. |
|
Tốc độ phát triển cực kỳ nhanh của các ngành nghề liên
quan đến việc ứng dụng mỹ thuật đa phương tiện cũng đồng nghĩa với việc
nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này cũng ngày một tăng theo. Nắm bắt
điều này, FPT – tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam đã chọn ARENA Multimedia,
một nhánh đào tạo quan trọng của tập đoàn CNTT Aptech - Ấn độ để hợp tác
chuyển giao công nghệ đào tạo cho SV Việt Nam. Và, Trung tâm đào tạo Mỹ
thuật Đa phương tiện FPT-ARENA ra đời tại Hà Nội và TP.HCM đã góp phần
không nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành mỹ thuật đa phương tiện
cho đất nước.
Theo các chuyên gia về lĩnh vực CNTT thì trước đây, các
chương trình đào tạo thông thường là ngắn hạn, dạy cách thức sử dụng một
công cụ như Photoshop, CorelDraw hoặc dừng ở chương trình Kỹ thuật viên
đồ họa. Riêng đối với chương trình Mỹ thuật đa phương tiện, đây là chương
trình cao cấp bao quát và đầy đủ nhất hiện nay. Chương trình này cho phép
người học có đủ kỹ năng ứng dụng các kiến thức chuyên ngành thiết thực
trong đời sống, từ thiết kế mẫu mã sản phẩm, thiết kế web, quảng cáo,
làm phim hoạt hình 3D, game, sản xuất hậu kỳ điện ảnh tới truyền thông
đa phương tiện tương tác. Chính vì vậy Multimedia cũng là một nghề mà
cầu vượt cung gấp nhiều lần. Vậy các bạn trẻ đã làm gì để tiếp cận 1 trong
5 ngành hấp dẫn nhất hiện nay tại Việt Nam?
Nghe đến những từ Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, hẳn
các bạn trẻ còn đắn đo không biết mình có đủ trình độ vi tính không, có
khả năng về mỹ thuật không. Tất nhiên, Mỹ thuật đa phương tiện là nghề
mang tính sáng tạo và đổi mới cao song không phải học viên nào cũng cần
phải có năng khiếu thật đặc biệt mới tiếp cận được với Multimedia. Bạn
có thể là sinh viên của bất kỳ trường nào, hoặc bạn không phải là sinh
viên, thậm chí là HS Phổ thông, miễn là bạn ham thích đón đầu một cơ hội
mới. Học viên chỉ cần biết một chút về tin học và không quá “thô cứng”
với màu sắc. Ngoài ra, bạn có chút rung cảm với âm thanh hoặc chuyển động,
còn những kiến thức về kỹ thuật sẽ được trang bị tại FPT-ARENA.
Theo thống kê, cho đến cuối tháng 3 năm 2008, số lượng
sinh viên đăng ký theo học tại FPT-ARENA đã lên tới 2000. Bên cạnh đó,
các công ty chuyên gia công về game, 3D, kỹ xảo của nước ngoài xuất hiện
ngày càng nhiều tại VN như: GlassEgg, Punch Entertainment, Brigade 3D,
EA partnerr – Curious… cũng đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nhân
sự. Đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với
ngành nghề còn khá mới mẻ này. “Tuy nhiên, thực tế cho thấy năm 2006,
Việt Nam còn thiếu 17.000 chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện và lương
trung bình của 1 người làm trong lĩnh vực này là 300 USD/tháng và trên
thực tế có thể nhiều hơn thế.” (Báo Tuổi Trẻ TP.HCM)
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành mỹ thuật
đa phương tiện cho xã hội. Đến với FPT-ARENA, học viên còn có cơ hội tiếp
cận môi trường giáo dục tiên tiến tại nhiếu quốc gia mà nền mỹ thuật đa
phương tiện phát triển hàng đầu thế giới như: Mỹ, Anh, Úc… Để có cơ hội
này, học viên phải hoàn tất 2 học kỳ đầu (lấy bằng Diploma In Multimedia)
và 2 học kỳ tiếp theo (lấy bằng Advance Diploma In Multimedia) do ARENA
Ấn Độ cấp. Sau đó, nếu muốn học viên sẽ đăng ký học thêm 3 học kỳ để lấy
bằng cử nhân Mỹ thuật đa phương tiện tại ĐH Southern Cross (Úc) hoặc học
lấy chứng chỉ BTEC Higher National Diploma in Multimedia (HND) do Học
viện quốc tế Edexcal (Anh) cấp để du học tại các nước Anh, Mỹ, Úc, Canada…
Bạn có một tinh thần say mê sự sáng tạo, khả năng tưởng
tượng, yêu thích kỹ thuật, quan trọng là khao khát được thể nghiệm bản
thân… tại sao bạn không thử sức trong môi trường đầy thử thách nhưng cũng
không kém phần cơ hội này?
Nguyễn Thắng
(theo báo Giáo dục TPHCM) |