Đổi 1000 đồng lấy 50000 đồng, ai dám?  
 

(Post 25/02/2009) “Tôi đang có 50.000 đồng. Bạn nào có tờ 1.000 đồng, hãy lên đây đổi cho tôi!”. Đề nghị bất ngờ của ông Thảo khiến 50 sinh viên rất hào hứng nhưng chỉ có một sinh viên nữ mạnh dạn “chộp” được cơ hội này.

Tại buổi thuyết trình

Trên mọi lĩnh vực, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách về một đẳng cấp mới cho chất lượng nguồn nhân lực. Trong lúc chờ đợi sự cải thiện của hệ thống đào tạo, giới trẻ, nhất là sinh hãy tự tìm cách nâng cấp kiến thức, kỹ năng để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp, đừng để bản thân bị bó buộc trong tư duy cũ kỹ.

Đây chính là thông điệp từ chương trình hội thảo “Kỹ năng thành công” do Coca- Cola phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo dành cho sinh viên, học sinh cả nước.

“Đổi” 1.000 đồng lấy 50.000 đồng

“Tôi đang có 50.000 đồng. Bạn nào có tờ 1.000 đồng, hãy lên đây đổi cho tôi!”. Ông Trần Xuân Thảo, Giám đốc chương trình học bổng Fulbright tại Việt Nam, đã đặt ra đề nghị bất ngờ này tại buổi hội thảo “Giao tiếp hiệu quả trong công việc” – buổi cuối cùng của chuỗi chương trình “Kỹ năng thành công”, vừa được diễn ra tại TP.HCM. Đề nghị bất ngờ của ông Thảo khiến 50 sinh viên đến từ Đại học Kinh tế và Đại học bán công Marketing rất hào hứng. Nhưng chỉ có một sinh viên nữ mạnh dạn “chộp” được cơ hội này. Cô nhanh chóng tiếp cận với ông Thảo, “đổi” thành công tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng (vì không có sẵn 1.000 đồng) để được 50.000 đồng.

Sau trò chơi nhỏ này ông Thảo và ông Lê Văn Khôi, Giám đốc đối ngoại Coca-Cola Đông Dương, đánh giá khái quát: “Nhiều bạn trẻ không có niềm tin vào những cơ hội mở ra trước mắt mình. Ngay cả khi thấy cơ hội, các bạn cũng luôn quá dè dặt, không dám mạnh dạn, tự tin, nhanh chóng nắm bắt. 1.000 đồng có thể đổi được 50.000 đồng là hình ảnh của những cơ hội lớn có thể xảy ra trong cuộc sống mà chỉ có những người đủ tự tin, đủ quyết đoán, đủ nhanh nhẹn, đủ kỹ năng thương lượng mới nắm bắt được”.

Một nữ sinh viên giơ tay phản biện. Cô nói: “Lúc nãy, trong túi em có tờ 1.000 đồng, nhưng em không muốn chạy lên, không phải em rụt rè, mà vì em nghi ngờ. Dù thầy có lặp lại trò chơi lần nữa, cho đổi lấy 100.000 đồng, em vẫn sẽ không đổi, vì em thấy tính thách đố quá lớn. Làm sao tự nhiên có thể một số tiền nhỏ để lấy số tiền lớn được? Em muốn đồng tiền em có được một cách xứng đáng và không muốn mạo hiểm”.

Mạo hiểm cao sẽ thu lợi lớn

Ý kiến này nhận được thái độ đồng thuận của nhiều sinh viên xung quanh. Tuy nhiên, các diễn giả của hội thảo đã trả lời rằng: “Chúng tôi không khuyến khích các em theo đuổi những gì quá mạo hiểm. Nhưng các em phải biết nhận ra đâu là những cơ hội lớn và biết mình có đủ khả năng giành chiến thắng hay không. Đừng quá cố thủ, rụt rè! Cuộc sống có nguyên tắc “High risk, high return”, mạo hiểm cao sẽ thu lợi lớn. Tất nhiên, mỗi người hành động theo quan điểm và tính cách của mình. Em có quyền lựa chọn cách của em. Nhưng em thích hợp hơn với những công việc thận trọng và đừng lựa chọn những công việc mang tính thách thức cao!”.

Các diễn giả cũng bày tỏ sự vui mừng trước không khí phản biện, dám đối thoại thẳng thắn suy nghĩ của mình - điều mà trong môi trường học đường, hầu như sinh viên không dám. Đây cũng chính là mục đích chính của hội thảo “Kỹ năng thành công”: Tạo những cuộc đối thoại để những người có kinh nghiệm thực tế chia sẻ với sinh viên về các kỹ năng mềm, giúp các em mạnh dạn nhìn nhận, đánh giá về bản thân, tự tin bày tỏ, phát biểu…

Còn nhiều bài học thực tế khác tại buổi hội thảo này. Ở đây, những lúng túng, bế tắc muôn thuở của sinh viên về chuyện thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về doanh nghiệp, thiếu tiếng Anh… tiếp tục bộc lộ. Rất hiểu điều này, các diễn giả, khách mời, đã bằng nhiều cách đối thoại để giải tỏa và hướng sinh viên đến những mối quan tâm cao hơn, thiết thực hơn.

Từ rất lâu rồi, vấn đề nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ mãi loay hoay trong những hạn chế cố hữu như người lao động trẻ thiếu kỹ năng thực hành, khoảng cách quá lớn giữa đào tạo lý thuyết trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn khiến sinh viên không thể tiếp cận điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp, nguồn nhân lực trẻ VN thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng… Những điểm yếu từ hệ thống đào tạo rất khó có hy vọng thay đổi hữu hiệu trong ngày một ngày hai, trong khi nền kinh tế - xã hội VN thực sự đang “đặt hàng” một sự cải thiện mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển mới. Vì vậy, thay vì cứ mổ xẻ, đổ lỗi lòng vòng vai trò của gia đình - nhà trường – xã hội, các doanh nghiệp và sinh viên – hai tác nhân trực tiếp của thị trường lao động - cần tự “giải phóng” chính mình để hướng tới yêu cầu mới này.

Phan Hoa
(theo Vietnamnet)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Bill Gates: Người giàu phải giúp người nghèoTGĐ IBM Việt Nam: Hãy luôn là chính mình...
Trong phòng trọ mơ giấc mơ Bill Gates9 tuổi viết ứng dụng iPhone
HS lớp 11 viết phần mềm hỗ trợ nhà đầu tư CKKiểm định chất lượng đại học: Khó quá !
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11