(Post 21/09/209) Vừa qua, Đại học FPT tổ chức
Hội thảo “Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp” với
sự tham gia của các đại biểu đến từ Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng
nhân lực thuộc Bộ giáo dục & đào tạo, Công ty Phần mềm FPT và các
doanh nghiệp phần mềm lớn trên địa bàn Hà Nội.
Tiến sĩ
Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Đại học FPT phát biểu tại hội thảo |
|
Buổi hội thảo nhằm cung cấp và chia sẻ các thông tin
về mô hình Thực tập công nghiệp On-the-job-training của Đại học FPT như
một ví dụ cho việc nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học và
nhu cầu xã hội.
Với mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các
doanh nghiệp, ngoài những biện pháp căn bản như đào tạo theo chuẩn quốc
tế, học bằng ngoại ngữ, đề cao việc rèn luyện kỹ năng và phát triển cá
nhân, mời các chuyên gia công nghiệp tham gia giảng dạy, Đại học FPT đã
đưa vào chương trình đào tạo chính khóa của mình một nội dung đặc biệt:
chương trình thực tập công nghiệp kéo dài 1 năm tại các doanh nghiệp công
nghệ thông tin lớn cho toàn bộ sinh viên của mình.
Theo chương trình này, các sinh viên năm thứ ba của trường
sẽ làm việc trong môi trường doanh nghiệp với các dự án thực, được trả
lương theo đóng góp thực tế cho dự án. Sau đó, sinh viên sẽ quay trở lại
trường học nốt năm cuối để bổ sung kiến thức quản lý và các nội dung chuyên
sâu.
Như vậy, khi ra trường sinh viên đã có 1 năm kinh nghiệm
và có thể làm việc ngay ở các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn trong
nước cũng như quốc tế.
Ngoài những lợi thế về kinh nghiệm làm việc, sinh viên
sau quá trình tiếp xúc thực tế sẽ hiểu rõ họ cần chuẩn bị gì để có thể
đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các nhà tuyển dụng và nhu cầu của thị trường
lao động.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT cho biết:
“Kỳ thực tập này được coi như là giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp
cho các sinh viên. Tại đây, sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án như
một nhân viên thực thụ, và có một thời gian đủ dài để “ngấm”, hiểu được
quy trình làm việc cũng như rèn luyện các kỹ năng trong công việc”.
Chương trình hiện đã được Đại học FPT triển khai từ tháng
1/2009 và bước đầu đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía sinh viên
và doanh nghiệp. Nhận xét chung về đội ngũ sinh viên thực tập khóa 1 của
Đại học FPT, các đại diện phía Công ty Phần mềm FPT tỏ ra khá hài lòng
vì các em không những đã thể hiện được một phong cách khá chuyên nghiệp,
tự tin, bắt nhịp nhanh với công việc mà còn rất hòa đồng và chấp hành
kỷ luật tốt. Bản thân doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng thấy đây là
một cơ hội tốt để tìm kiếm và bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho
mình.
Góc làm việc của sinh viên Đại
học FPT ở Công ty Phần mềm FPT |
|
Không chỉ làm việc tại Việt Nam, có sinh viên đã thể
hiện được năng lực bản thân và được cử đi làm dự án tại nước ngoài như
một nhân viên thực thụ. Điển hình như Ngô Ngọc Tuấn – lớp SE 0102 đã vượt
qua 3 vòng phỏng vấn của khách hàng Neopost để sang làm một dự án kéo
dài hơn hai tháng tại Mỹ.
M ột số sinh viên khác cũng đang được lựa chọn, đào tạo
để cử đi làm việc tại Nhật Bản và Singapore. Ngoài ra, một số sinh viên
có năng lực và kết quả làm việc xuất sắc đã được Fsoft ký Hợp đồng lao
động chính thức.
Không chỉ phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn, Đại
học FPT còn liên kết với những doanh nghiệp trong nước và quốc tế khác
như Công ty Hitachi Software Engineering, Công viên Phần mềm Quang Trung
để hợp tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
.
Trong chuyến thăm đại học FPT ngày 12/08 vừa qua, ông
Tô Huy Rứa - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã
rất ấn tượng với mô hình đào tạo hiện đại, hiệu quả của Trường Đại học
FPT.
Ông đánh giá cao hình thức đào tạo đi liền với cơ hội
thực tập thực tế và đảm bảo việc làm cho tất cả sinh viên ra trường. Ông
cũng nhận định, Đại học FPT là một ví dụ góp phần giải quyết nhược điểm
hiện có của hệ thống đào tạo trong nước: chưa thực sự phát triển tính
sáng tạo và chưa đáp ứng thực sự nhu cầu nhân lực của xã hội.
Mô hình Thực tập công nghiệp của Đại học FPT hy vọng
sẽ được nhân rộng và trở thành một trong những giải pháp góp phần giải
quyết bài toán thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo đại học trong nước và
nhu cầu doanh nghiệp.
Bùi Hợp
(theo fpt.com.vn) |