Đào tạo nhân lực Thương Mại Điện Tử: Gỡ khó cách nào?  
 

(Post 06/02/2010) Kinh doanh, bán hàng qua mạng đang phát triển khá mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp (DN). Thế nhưng, những doanh nghiệp có thể “sống” tốt bằng thương mại điện tử (TMĐT) dường như vẫn còn quá ít mà lý do chính là thiếu nhân lực.

Việt Nam hiện đang rất thiếu giáo trình, bài giảng chuyên nghành TMĐT

Đào tạo chuyên về TMĐT: Thiếu

Để thành công thực sự với phương thức kinh doanh, bán hàng qua mạng đòi hỏi các DN phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn một cách nghiêm túc và có hệ thống. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục TMĐT và CNTT thuộc Bộ Công Thương, trong số 49 trường ĐH, CĐ trong cả nước đã triển khai hoạt động đào tạo về TMĐT thì chỉ có 2 trường đã thành lập khoa, 11 trường thành lập bộ môn, còn lại giao cho khoa kinh tế hoặc khoa CNTT đảm trách.

Theo PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là khá khiêm tốn so với con số các trường ĐH, CĐ trong cả nước có đào tạo ngành thương mại, quản trị kinh doanh. “Hiện cả nước có gần 350.000 doanh nghiệp. Với mục tiêu 80% DN vừa và nhỏ biết tới tiện ích và có giao dịch TMĐT như kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 đề ra thì nếu mỗi DN cần ít nhất 1 kỹ thuật viên TMĐT, tổng số kỹ thuật viên cần có vào năm 2010 là khoảng 250.000 người. Làm sao để sang năm có tới được số lượng đó khi mà 2 trường có đào tạo chuyên về TMĐT chỉ có thể đáp ứng 0,1% nhu cầu”, bà Hạnh đặt câu hỏi.

Từ thực tế nêu trên, bà Đoàn Thị Mỹ Hạnh đề xuất, giải pháp trước mắt cần tổ chức bồi diễn kiến thức và kỹ năng về TMĐT cho các quản trị viên, nhân viên thương mại hiện đang làm việc tại các DN. Còn về lâu dài, các cơ sở đào tạo nên đưa môn TMĐT vào chương trình đào tạo của ngành thương mại và quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được điều này, việc cần làm trước tiên lại chính là đào tạo lực lượng giảng viên chuyên ngành này.

Không những vậy, theo TS.Vương Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Thông tin giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, không chỉ thiếu giảng viên, Việt Nam hiện đang rất thiếu giáo trình, bài giảng chuyên ngành TMĐT. Cùng với đó, việc cập nhật thông tin khoa học công nghệ cho ngành này mới chỉ đang tập trung nhiều ở một số cơ quan chức năng chuyên sâu và thường chậm hơn các nước khác càng làm cho hiểu biết về lĩnh vực này, nhất là ở các doanh nghiệp, còn rất nhiều hạn chế.

Xây dựng thống nhất giáo trình đào tạo

Điều đáng nói nữa là vẫn có 2 phương pháp tiếp cận để đào tạo chuyên ngành này, 30 trường tiếp cận theo hướng đây là ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh, 19 trường coi đây là ngành thuộc CNTT. Th.S Trần Thanh Phúc, Giảng viên TMĐT trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong nhóm các trường kỹ thuật thì nội dung môn TMĐT coi trọng về CNTT như ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, thiết kế mạng và trang web, bảo mật… mà mục đích là trang bị kiến thức chuyên ngành CNTT và tin học cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng tự thiết kế, thiết lập kết nối, quản lý và duy trì hoạt động trên mạng Internet.

Còn ở nhóm các trường khối kinh tế và quản trị thì nội dung của môn này lại coi trọng tính ứng dụng tiện ích của mạng Internet vào hoạt động kinh doanh, do đó mục đích của môn học là trang bị kiến thức về Internet, các ứng dụng, các mô hình kinh doanh thành công trên mạng và các ứng dụng khác mà mạng Internet có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh của DN như quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, điều tra khách hàng trực tuyến…

Ông Phúc cũng cho rằng, bản thân hoạt động TMĐT lại liên quan mật thiết đến cả 2 vấn đề đó và vì vậy không thể đào tạo kiến thức về CNTT chuyên sâu cho một sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị hoặc ngược lại, mà cần phải đào tạo theo hướng chuyên môn hoá bằng việc xây dựng thống nhất giáo trình đào tạo cho các trường.

“Với sự khác biệt cơ bản về nội dung chương trình thì hiện nay, các trường đang đào tạo nguồn nhân lực theo cách riêng của mình mà chưa có một chuẩn nào về chất lượng nhân lực cho TMĐT”, ông Phúc nói.

PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa TMĐT Trường Đại học Thương mại thì cho rằng, cần phải tiếp cận TMĐT là một lĩnh vực đa ngành, mang tính tổng hợp cao. Vì vậy, vẫn có thể có 2 hướng chủ yếu trong đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Một là, tập trung đào tạo chủ yếu về CNTT và đại cương về kinh tế và quản trị (gọi là CNTT cho TMĐT).

Hai là đào tạo tích hợp giữa phần chủ yếu thuộc quản trị kinh doanh và phần phụ là kiến thức, kỹ năng vận hành, khai thác và sử dụng CNTT nhằm triển khai các giao dịch, thực hiện các hoạt động TMĐT trong tổng thể chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp (gọi là quản trị TMĐT). Song dù bằng cách nào thì chương trình đào tạo khi xây dựng cũng phải bảo đảm để sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chuyên ngành về kiến thức cũng như các kỹ năng thực hành.

Song Minh
(theo ICTnews)


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Gia công phần mềm tăng trở lại"Sẽ thu hút Việt kiều phát triển CNTT trong nước"
Gia công IT Trung Quốc chệch hướngPhương pháp tư duy 6 chiếc mũ - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm
10 xu hướng gia công phần mềm 2010Tái cấu trúc doanh nghiệp CNTT
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11