FPT-APTECH tiên phong đào tạo "Điện toán đám mây" tại VN  
 

(Post 29/05/2010) “Điện toán đám mây”- Cloud computing đang len lỏi vào đời sống công nghệ của tất cả mọi người với rất nhiều ứng dụng mới đầy tiềm năng mà điển hình nhất là Facebook app, Panda Cloud Antivirus... Đứng trước kỷ nguyên của “đám mây” sắp tới, bạn đã chuẩn bị cho mình được những gì? FPT-APTECH sẽ giúp bạn tiếp cận công nghệ mới này...

Ảnh: Theo Vikipedia

Chương trình đào tạo ACCP 2010 của Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-APTECH sẽ giúp các bạn trẻ đam mê công nghệ tiếp cận gần hơn với điện toán đám mây. Trong chương trình mới này sẽ có 2 môn dành riêng cho điện toán đám mây cho học kỳ 2 và 3. Ở học kỳ 2, các bạn sẽ được làm quen với “đám mây” thông qua môn: Introduction to Cloud Computing. Học kỳ 3 là lúc mọi người được học và ứng dụng điện toán đám mây với một môn khá lớn: Working with Cloud Computing. Trong môn này, bạn sẽ được tìm hiểu qua nền tảng:

  • Windows Azure(SP1, SQL Server 2005/2008 Standard/Enterprise , Windows Azure Tools (VS cloud service.exe) Nov CTP, .NET services SDK (.NET services SDK Nov 2009 CTP), IIS 7.0, BlobExplorer.zip (from codeplex)),
  • Google App Engine (Eclipse SDK 3.5.1 with WTP, Java SE 6.0, Appengine-java-sdk-1.2.6.zip, Google App Engine 1.2.7, apache-ant 1.8.0, Python2.6.4)
  • Amazon tools (AMI tools.zip (ec2-ami-tools.zip), API tools.zip (ec2-api-tools.zip), putty.exe, puttygen.exe)

Đây là chương trình mới được đưa vào đào tạo bắt đầu từ năm 2010 nhằm giúp các bạn sinh viên đang theo học tại FPT-APTECH tiếp cận ngay với các ứng dụng hiện đại của nền công nghệ tiên tiến trên thế giới. FPT-APTECH là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo các ứng dụng về Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Tại Hà Nội hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT-APTECH với chương trình “Nhân 3 sức mạnh - Vững bước tương lai” gửi đến các bạn trẻ có niềm đam mê công nghệ và mong muốn tạo lập một tương lai vững chắc. Theo đó, khi đăng ký thi xếp lớp, các học viên có cơ hội nhận được học bổng lên đến 1000$ từ “Quỹ học bổng tài năng trẻ FPT - 2010”. Mọi thông tin chi tiết về chương trình, các học viên có thể truy cập vào website: http://aptech.ac.vn/PowerOf3/intro.htm

Tại thành phố Hồ Chí Minh hệ thống FPT-APTECH với chương trình Tuyển sinh 300 Lập trình viên theo yêu cầu tuyển dụng của Tập đoàn FPT - Lớp Aptech Job, các bạn trẻ nhập học sẽ nhận được nhiều ưu đãi học tập từ Tập đoàn FPT như:

  • Hỗ trợ tài chính 11 triệu đồng
  • Tặng Laptop
  • Hỗ trợ vay học phí lãi suất 0% (Không phần trăm)
  • Riêng các bạn sinh viên CNTT còn được xét giảm môn học

Truy cập website: http://fpt.aptech.edu.vn/aptechjob

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhu cầu (tương tự như mạng điện) – Theo Wikipedia

Mô hình Cloud computing và Client / server có gì khác biệt?

Cloud client trong cloud computing và client trong mô hình client/server giống nhau ở vai trò là hiển thị dữ liệu và tiếp nhận các thao tác của người dùng, mọi tính toán nghiệp vụ đều được thực hiện ở máy chủ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 mô hình này là ở việc tính toán trên máy chủ:

Server trong mô hình client/ server thường mang ý nghĩa là 1 hoặc 1 cụm máy chủ trung tâm chỉ làm nhiệm vụ thực hiện tính toán cho 1 số client cụ thể (trong 1 công ty hoặc 1 tổ chức nào đó); trong khi server trong Cloud computing lại mang 1 ý nghĩa rộng hơn nhiều. Server trong điện toán đám mây sẽ làm nhiệm vụ tính toán cho bất kì client nào với bất kì công việc nào (mà nó hỗ trợ). Công việc tính toán lúc này không phải thực hiện theo nghĩa vụ mà là theo dịch vụ. Với điện toán đám mây, mọi thứ sẽ được cung cấp dưới dạng dịch vụ, và người dùng sẽ chỉ phải trả phí sử dụng các dịch vụ đó.

Cloud computing mang lại lợi ích như thế nào cho người dùng?

  • Tính linh động: Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, cũng như có thể bỏ bớt những thành phần mà mình không muốn. (Thay vì phải bỏ ra hàng trăm USD cho 1 bộ Ms office, ta có thể mua riêng lẻ từng phần hoặc chỉ trả 1 khoản phí rất nhỏ mỗi khi sử dụng 1 phần nào đó của nó)
  • Giảm bớt phí: Người dùng không chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà còn giảm phần lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ. Việc tập hợp ứng dụng của nhiều tổ chức lại 1 chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tăng hiệu năng sử dụng các thiết bị này một cách tối đa.
  • Tạo nên sự độc lập: Người dùng sẽ không còn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1 vị trí cụ thể nào nữa. Với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể được truy cập và sử dụng từ bất kì đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần phải quan tâm đến giới hạn phần cứng cũng như địa lý. (Bạn có thể chơi Call of Duty 6 trên iPad hoặc iPhone mà không cần quan tâm đến cấu hình của nó)
  • Tăng cường độ tin cậy: Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu trữ 1 cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng độ tin cậy, độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra. (Hãy tưởng tượng 1 ngày nào đó, server yêu quý của công ty tự nhiên bốc cháy với toàn bộ dữ liệu quý giá bên trong, bạn sẽ làm gì??)
  • Bảo mật: Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm thiểu rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu. (Dữ liệu được đặt tại 6 máy chủ khác nhau → trong trường hợp hacker tấn công, bạn cũng sẻ chỉ bị lộ 1/6. Đây là 1 cách chia sẻ rủi ro giữa các tổ chức với nhau)
  • Bảo trì dễ dàng: Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng sẽ không cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa. Và các lập trình viên cũng dễ dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ững dụng của mình.
Ảnh: Theo Vikipedia

Ai đang ứng dụng Cloud computing?

Các ông lớn đã bắt đầu rục rịch trong cuộc chạy đua đến với điện toán đám mây. Những Google, Microsoft, Amazone, Sun đều đã và đang phát triển những nền tảng điện toán đám mây của riêng mình. Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm:

  • Google App Engine của Google: http://code.google.com/appengine/
  • Windows Azure của Microsoft: http://www.microsoft.com/windowsazure/windowsazure/
  • Nền tảng điện toán đám mây ra đời đầu tiên: Amazone Webservice của Amazon.com
  • Sun Cloud của Sun http://www.sun.com/solutions/cloudcomputing/
  • Facebook

Những ứng dụng điện toán đám mây dù mới nhưng đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn. Một trong những ứng dụng đầy tiềm năng là nền tảng game Gaikai. Với Gaikai, người dùng có thể chơi bất kì game nào trên bất kì thiết bị nào miễn là nó có đường truyền internet đủ mạnh. Các game trong hệ thống Gaikai sẽ được chạy trên hệ thống máy chủ cực mạnh của nhà cung cấp rồi được truyền tới máy người dùng dưới dạng 1 video stream. Cách thiết kế này mở ra một chân trời mới đầy tiềm năng mà ở đó, ta hoàn toàn có thể chứng kiến những tựa game có cấu hình khủng được chơi trên những thiết bị cầm tay như iPad, hoặc trên các máy tính xách tay có cấu hình thường thường bậc trung.

Trần Việt Dũng


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


FPT hợp tác với Trend Micro phát triển điện toán đám mây tại VNChat với “sếp phó” FPT Software về nghề lập trình
FPT Software đạt gần 12 triệu USD lợi nhuận quý 1Quý I/2010: FPT Đóng góp 1 tỷ VND cho xã hội
Làm thế nào để trở thành lập trình viên sáng giá ?Nội san Aptechite 59
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11