Cùng doanh nghiệp lấp “khoảng trống giáo dục”  
 

(Post 23/08/2010) Tại Việt Nam, để hạn chế đến mức tối đa tình trạng “thừa lượng thiếu chất”, xa rời thực tế trong vấn đề đào tạo nhân lực Công nghệ Thông tin thì rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị đào tạo và doanh nghiệp.

Lấp đầy “khoảng trống giáo dục”

Tại Hội thảo “Hợp tác Nhà nước và doanh nghiệp để phát triển CNTT” diễn ra tại Hà Nội tháng 6/2010, ông Jeung Bae - đại diện đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp thông tin Hàn Quốc chia sẻ: Theo thống kê sơ bộ tại Hàn Quốc, trung bình cứ 100 đơn xin việc thì có khoảng 12 hồ sơ được gọi phỏng vấn và chỉ có 3 người được tuyển dụng. Và sau khi tuyển dụng được nhân sự, các doanh nghiệp cũng phải mất ít nhất khoảng 7 tháng cho việc tái đào tạo. “Đây thực sự là một sự hao tổn kinh phí “ngầm” khiến cho không ít doanh ngihệp phải đau đầu”, ông Jeung nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Srinath Batni, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Ấn Độ (NASSCOM) cho hay: Chi phí trung bình cho tuyển dụng mới tại nhiều doanh nghiệp của Ấn Độ là hơn 3.300 USD, thời gian dành cho đào tạo chiếm khoảng 17% thời gian lao động của một nhân lực tại doanh nghiệp trong một năm. Nếu nhân lực được tuyển dụng không đáp ứng được đòi hỏi công việc, phải đào tạo lại thì chi phí của các doanh nghiệp sẽ còn tăng lên do bị ảnh hưởng đến hoạt động, tiến độ của công việc.

Chính vì thực trạng đó, vấn đề tuyển dụng được nhân lực đạt chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp luôn được đặt ra bức thiết, đặc biệt là tạo ra sự cân bằng giữa cung và cầu. Nhưng làm thế nào để tạo được sự cân bằng?

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã khẳng định vấn đề này phụ thuộc vào sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng cung cấp nhân lực cho thị trường của bản thân các đơn vị đào tạo. Trao đổi thêm, ông Srinath Batni cho rằng cũng như cách thức nhiều nước đang thực hiện, Việt Nam nên có sự nghiên cứu bài bản về nhu cầu của các ngành trong tương lai, ở từng phân khúc thị trường như ngành công nghiệp ô tô, ngành y tế… sẽ cần bao nhiêu nhân lực CNTT, ở trình độ nào… Ngoài ra, cũng cần phải tạo được mô hình để cho những người không có điều kiện tiếp cận với đào tạo CNTT chính quy vẫn có thể tìm kiếm được công việc.

Tuy không phải là một vấn đề mới, nhưng nhiều chuyên gia tham dự hội thảo cũng lưu ý Việt Nam cần phải thu hẹp khoảng cách đào tạo với nhu cầu thực tế thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường (đơn vị giảng dạy) và phía doanh nghiệp (đơn vị sử dụng nhân lực) dưới sự điều hành của Chính phủ. “Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào kết hợp chặt chẽ với nhà trường (và ngược lại) sẽ cho phép tiết kiệm được kinh phí, rút ngắn được thời gian đào tạo. Các công ty sẽ giúp các trường đào tạo nâng cao chất lượng sinh viên, đồng thời có thể tham vấn cho giáo trình giảng dạy”, ông Srinath Batni nhấn mạnh.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Theo ông Jeung Bae, tại Hàn Quốc, hai Bộ của quốc gia này là Bộ Phát triển Nhân lực và Bộ Giáo dục - Đào tạo trong thời gian qua luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau để cùng nghiên cứu, xem xét những khoảng trống giữa giáo trình của ngành giáo dục đối với thực tế công việc, thực tế nhu cầu tuyển dụng của thị trường nhân lực CNTT, để trên cơ sở đó bàn cách “lấp đầy” những khoảng trống. “Hiện nay công việc này đang được thực hiện tại khoảng 1000 trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước và cũng đang thể hiện những hiệu quả rất rõ rệt”, ông Jeung Bae khẳng định.

Hàn Quốc luôn nỗ lực để đào tạo được đội ngũ nhân lực CNTT đáp ứng được nhu cầu xã hội như nghiên cứu, đánh giá khả năng xin việc của nhân lực CNTT khi theo học những chương trình đào tạo (như với ngành A liệu có xin được việc một cách dễ dàng hay không, cần phải mất bao nhiêu thời gian, mức lương trung bình sẽ ra sao…) Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các đơn vị liên quan cần phải phối hợp, nghiên cứu những lỗ hổng và dự báo được sự phát triển. Vấn đề này cần được nhìn nhận là một quá trình hai chiều cần phải được thực hiện liên tục, chặt chẽ trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng của các lĩnh vực ngày càng tăng. Nếu không đi theo hướng như vậy, sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng đào tạo tràn lan, dư thừa và tất yếu sẽ gây nên tình trạng lãng phí nhân lực như nhiều quốc gia đang phải đối mặt.

Thông qua thảo luận, các chuyên gia cũng nhận định đặt trong bối cảnh hiện nay, các công ty chính là những đối tác không thể thiếu đối với các trường đại học, cao đẳng. Bởi thông qua đó, nhà trường có thể nắm bắt được nhu cầu, sự kỳ vọng cũng như dự đoán của họ về thị trường nhân lực trong tương lai… Cùng đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa giảng viên các đơn vị giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng tuy nhiên vấn đề này cũng đòi hỏi sự thay đổi trong một thời gian lâu dài do tại Việt Nam, phần lớn các giảng viên chỉ quen với công việc giảng dạy thuần tuý, ít tham gia vào thực tế của các doanh nghiệp.

Nguyên Đức
(theo ICTnews)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Tin tức FPT-APTECH khác:


Thông báo tổ chức Seminar “Application Mobile”Hội thảo liên thông Đại học Charles Sturt - Australia
FPT-APTECH, FPT-ARENA "Tiết Thực" sẻ chia cùng các em tại mái ấm Tân BìnhFPT Aptech & Bữa Cơm Tình Nguyện
Seminar Kỹ năng mềm cho sinh viên FPT-APTECHKhai giảng Khóa 3 - Chương trình chuyển tiếp Cử nhân CNTT FPT GREENWICH tại Tp Hồ Chí Minh
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11