Chưa đủ cơ sở khẳng định CNTT đang “rớt giá”  
 

(Post 16/09/2010) "Đúng là ngành giáo dục cần phải đổi mới khâu tuyển sinh ĐH, cụ thể là quy định các môn thi tuyển sinh đầu vào theo từng khoa, từng ngành đào tạo chứ không phải theo từng trường như hiện nay. Ví dụ như với khoa điện tử, khoa CNTT thay vì thi đầu vào 3 môn “Toán, lý, hoá” thì nên chuyển thành “Toán, Lý, Ngoại ngữ”. Bởi với ngành CNTT, ngoại ngữ là kiến thức cần thiết hơn là hoá học..." - TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT của Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề điểm chuẩn đầu vào ngành CNTT của các trường đại học giảm dần trong vài năm gần đây.

Với ngành CNTT, ngoại ngữ là kiến thức cần thiết

Thực trạng điểm chuẩn vào ngành CNTT của các nhiều trường đại học có xu hướng giảm dần. Một số chuyên gia cho rằng thực trạng đó phản ánh ngành CNTT mất dần sức hút. Tuy nhiên, ở khía cạnh cơ quan quản lý, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng điều này chủ cơ sở. Báo Bưu Điện Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT của Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề này

PV: Điểm chuẩn vào ngành CNTT và điện tử - viễn thông của các trường ĐH vài năm gần đây cứ giảm dần. Phải chăng ngành CNTT đang “rớt giá”, không còn hấp dẫn nữa?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Tôi cho rằng không phải như vậy. Nếu chỉ nhìn vào việc điểm chuẩn đầu vào ngành CNTT giảm dần thì chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận, nhận định rằng ngành CNTT đang bị “rớt giá” hay kém hấp dẫn với các thí sinh.

Để có đủ số liệu, căn cứ nhận định một cách chính xác về mức độ hấp dẫn của ngành học CNTT hiện nay cần có một cuộc điều tra xã hội học bài bản, quy mô cả nước về nhu cầu của thí sinh. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu nhân lực CNTT và tổ chức đánh giá tình hình nhân lực về CNTT với mục tiêu phục vụ phát triển nguồn nhận lực CNTT. Khi có được các số liệu điều tra này mới có căn cứ để đánh giá học sinh có còn “mặn mà” với ngành CNTT hay không.

PV: Vậy ông giải thích thế nào về hiện tượng điểm chuẩn đầu vào ngành CNTT của các trường đại học những năm gần đây giảm?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Theo thống kê của chúng tôi qua 9 năm gần đây, phổ điểm của các thí sinh thi đại học, cao đẳng trên cả nước tương đối ổn định. Số lượng thí đạt điểm cao từ 23 điểm trở lên không thay đổi nhiều sau các năm, thường chỉ chiếm một phần rất nhỏ và tập trung chủ yếu vào các trường tốp trên.

Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm lại tăng rất nhanh. Cách đây 5 năm, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng của cả nước chỉ có trên 100.000. Nhưng hiện nay, con số này đã lên tới hơn 500.000. Với ngành CNTT, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng tăng từ 4.000 chỉ tiêu vào năm 2000 lên hơn 10.000 chỉ tiêu mỗi năm từ vài năm gần đây.

Trong bối cảnh điểm thi của thí sinh cả nước nói chung không thay đổi nhiều mà tổng chỉ tiêu tuyển sinh lại tăng vùn vụt như vậy thì điểm chuẩn giảm là đương nhiên.

PV: Liệu hiện tượng điểm chuẩn đầu vào ngành CNTT của các trường đại học cứ thấp dần như hiện nay có ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực không?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Đương nhiên, điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào sụt giảm sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nhân lực. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu chỉ tiêu tuyển sinh đại học vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, đến một thời điểm nào đó sẽ có tình trạng không có đủ số lượng thí sinh đủ điểm sàn để theo học đại học, chứ chưa nói đến việc chọn những người đảm bảo trình độ. Đây là lo ngại chung của nhiều ngành đào tạo, không phải với riêng ngành CNTT.

PV: Đào tạo nhân lực CNTT lâu nay vẫn bị chỉ trích là chất lượng kém. Với đà sụt giảm điểm chuẩn đầu vào hiện nay, ông có sợ rằng sự chỉ trích với ngành đào tạo này sẽ còn nặng nề hơn nữa trong thời gian tới?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi. Các doanh nghiệp đừng mơ sinh viên mới ra trường đại học đã có thể làm thành thạo việc tại các doanh nghiệp. Điều đó chỉ có thể được với các đối tượng đào tạo nghề. Còn với đào tạo đại học, các trường chỉ có thể đào tạo, trang bị cho đối tượng người học những kiến thức nền tảng chung. Khi ra trường với kiến thức nền tảng đó, sinh viên sẽ tự thích nghi với công việc ở doanh nghiệp mình tham gia, thường thời gian này mất khoảng 3-6 tháng. Với ngành nào cũng vậy chứ không riêng gì CNTT.

Các doanh nghiệp phải nhận thức được điều này và cũng phải tham gia tích cực tham gia vào quá trình đào tạo. Thực tế hiện nay, tôi thấy nhiều doanh nghiệp như CMC, FPT thường xuyên tìm đến các trường để tuyển dụng các sinh viên đang học CNTT từ năm thứ ba và thứ tư.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng cán bộ giảng dạy, đào tạo ở một số trường đại học đào tạo CNTT hiện vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT và đào tạo còn thiếu thực hành. Chính vì thế, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường phải chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, từng bước đổi mới chương trình và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

PV: Có ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo nhân lực CNTT nói chung sẽ tốt hơn nếu các trường được tự do xây dựng giáo trình cũng như chỉ tiêu tuyển sinh?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Mặc dù thi đầu vào hiện nay vẫn theo phương thức “3 chung”. Song về chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ GD&ĐT phê duyệt dựa trên chỉ tiêu đăng ký của từng trường. Với các trường thuộc tốp trên và tốp giữa thì hầu như Bộ GD&ĐT đều phê duyệt đủ chỉ tiêu các trường trình lên. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học hằng năm tăng là do số lượng trường nhiều lên. Tuy nhiên, với một số trường hợp, việc giới hạn chỉ tiêu là để tránh việc cố tuyển cho đủ để đào tạo.

Về vấn đề giáo trình, Bộ GD&ĐT cũng đã “bật đèn xanh” cho các trường mua giáo trình nước ngoài hoặc được đào tạo bằng tiếng nước ngoài với ngành CNTT. Các trường năng động có thể vận dụng chủ trương, tinh thần rất cởi mở của Quyết định số 698 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 để chủ động về giáo trình cũng như ngôn ngữ đào tạo. Đến thời điểm này, ngành CNTT là ngành duy nhất Bộ GD-ĐT chưa duyệt chương trình khung. Hiện nay, giáo trình đào tạo ngành CNTT đều do các trường tự chủ động xây dựng. Như vậy, không thể nói là ngành giáo dục bó buộc các trường đào tạo CNTT.

PV: Một số trường đề nghị điều chỉnh các môn thi đầu vào ngành CNTT từ “Toán, lý, hoá” thành “Toán, lý, ngoại ngữ”. Theo ông, sự điều chỉnh này có hợp lý?

Ông Quách Tuấn Ngọc: Đúng là ngành giáo dục cần phải đổi mới khâu tuyển sinh đại học, cụ thể là quy định các môn thi tuyển sinh đầu vào theo từng khoa, từng ngành đào tạo chứ không phải theo từng trường như hiện nay. Ví dụ như với khoa điện tử, khoa CNTT thay vì thi đầu vào 3 môn “Toán, lý, hoá” thì nên chuyển thành “Toán, Lý, Ngoại ngữ”. Bởi với ngành CNTT, ngoại ngữ là kiến thức cần thiết hơn là hoá học.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ngọc Minh - Duy An
(theo ICTnews)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Đầu tư phát triển KHCN trong doanh nghiệp: Cơ chế không phù hợp thì phải sửaĐể thăng tiến trong sự nghiệp
Mạng xã hội vào trường họcBí quyết học ngoại ngữ của một kỳ tài
Mẹo tìm việc bạn cần biếtCIO Việt Nam: từ thúc đẩy đến định hướng
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11