(Post 16/11/2010) Nhìn lại 10 năm qua, ngành
phần mềm Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc với doanh số
tăng hơn 40 lần nhưng vẫn chỉ là đi làm thuê vì hàm lượng R&D (nghiên
cứu và phát triển) trên sản phẩm rất thấp, thậm chí chúng ta chưa biết
làm R&D như thế nào.
Phó thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, ngành công nghiệp phần mềm
cần gắn R&D và kinh doanh |
|
Đó là nhận định của ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám
đốc Chất lượng của Tập đoàn Schneider Electric Châu Á Thái Bình Dương,
từng 2 năm làm việc với vai trò cố vấn riêng cho Bộ trưởng Bộ Khoa Học
công nghệ và được mời về dự Đại hội toàn thể lần thứ III Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) diễn ra vào sáng 13/11, nhằm đưa ra
một tiếng nói từ bên ngoài cho hoạt động của Hiệp hội.
Bức tranh khởi sắc sau 5 năm
5 năm qua ngành công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam
đã có bước phát triển bứt phá ngoạn mục về qui mô và thị trường. Tỷ lệ
tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3 - 4 lần tỷ lệ tăng
trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động
trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 - 10 lần.
Doanh
thu phần mềm sau 5 năm đã tăng hơn 4 lần, từ 250 triệu USD năm 2005
lên 850 triệu USD (2009) và dự kiến hơn 1 tỷ USD trong năm nay. Mức tăng
trưởng chung của ngành luôn duy trì ở mức 30 - 40% /năm, riêng năm 2009,
mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tỷ lệ tăng trưởng của
ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam vẫn đạt tới 37,5%,
trong đó lĩnh vực phần mềm tăng 25% với doanh thu 850 triệu USD; lĩnh
vực nội dung số tăng 56% với doanh thu 690 triệu USD, tổng cộng trên 1,5
tỷ USD.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, CNTT và ngành công
nghiệp phần mềm và nội dung số nói riêng đã trải qua một giai đoạn rất
quan trọng. Từ chỗ chưa có doanh nghiệp tên tuổi (năm 2000), quy mô lớn
hay Việt Nam chưa có tên trên bản đồ các quốc gia CNTT trên thế giới,
thì nay đã có tới 3 doanh nghiệp với trên 1.000 lao
động làm việc trong lĩnh vực CNTT, hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn về outsourcing (gia công
phần mềm) trên thế giới.
Có thể khẳng định, đây thực sự là một ngành công nghiệp
có năng suất cao, chiếm tỷ trọng giá trị nội địa rất cao với doanh số
sau 10 năm đã tăng 40 lần, nguồn nhân lực tăng 20 lần. Hơn nữa đây lại
là một ngành có tri thức cao khi có tới 70% có trình độ cao đẳng và đại
học trở lên, (sau đại học chiếm 10%). Trong khi đó con số này trong cả
nước chỉ có 6%.
FPT APTECH
cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông
tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ
Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.
Học
CNTT - Học Aptech - Học tại FPT |
|
Thiếu yếu tốt then chốt để bứt phá
Tuy nhiên, để có thể bứt phá và vươn ra thị trường quốc
tế hay đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT vào năm 2020,
thì đòi hỏi ngành công nghiệp phần
mềm cần vượt qua được nhiều thách thức. Trong đó, một trong những
yếu tố được coi là then chốt để giúp ngành công nghiệp phần mềm bứt phá,
từ chỗ đi làm thuê tới chỗ tạo ra giá trị Việt Nam trong sản phẩm chính
là R&D.
Theo Ông Henry Nguyễn, “giá trị R&D của Việt
Nam đang ở mức nguy hiểm nhất, chúng ta không có những Viện R&D và
không biết làm R&D như thế nào vì bản chất từ trước tới nay chúng
ta chưa bao giờ làm R&D”. Ông cũng nêu ra ví dụ về tập đoàn ôtô
Tata của Ấn Độ, “một chiếc xe Tata bán 2.000 - 3.000USD, chất lượng
không xuất sắc nhưng họ có khát vọng thực hiện một điều là khi người ta
nhắc đến ngành ôtô Ấn Độ, sẽ nhắc tới Tata”. Điều này thể hiện giá
trị R&D trong sản phẩm. Điều đó cũng được Phó Thủ tưởng Nguyễn Thiện
Nhân khẳng định, ngành công nghiệp phần mềm cần phải gắn R&D với kinh
doanh.
“Với một đất nước có lợi thế về sự ổn định chính
trị, nguồn nhân lực trẻ, Việt Nam không thể đứng mãi ở vai trò gia công
dịch vụ. Chúng ta chỉ có thể thoát được “cái áo” gia công dịch vụ khi
hàm lượng R&D trong sản phẩm của chúng ta thật sự tăng và cái giá
trị Việt Nam thật sự có trong sản phẩm. Để có thể bứt phá, chúng ta phải
có khát vọng thật sự”, ông Henry Nguyễn chia sẻ.
Trước đây, các nước trong khu vực, thậm chí các nước
mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đi làm thuê cho các nước khác nhưng họ
đã biết đầu tư cho R&D để bứt phá khi vươn ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài việc phải có sự đầu tư thực sự cho R&D,
ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam cũng còn nhiều bài toán cần phải
giải quyết. Đó chính là cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đào tạo CNTT chưa đáp
ứng kịp yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, rào cản ngôn
ngữ,… Trong đó, bài toán
về nguồn nhân lực cũng khá phức tạp.
Theo ông
Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường Đại học FPT, năm 2008 được coi
là đỉnh điểm thu hút người học CNTT
nhưng con số này trong năm 2009 và 2010 đã giảm xuống và chưa có dấu hiệu
tăng lên. Nếu chúng ta không có chính sách thu hút sinh viên vào lĩnh
vực này thì năm 2012 sẽ đánh dấu đỉnh điểm nhân
lực CNTT (do khóa 2008 ra trường) nhưng cũng sẽ giảm sút ngay từ thời
điểm đó.
Vinasa đại diện cho các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp phần mềm và dịch
vụ CNTT tại Việt Nam, 5 năm qua, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm
Việt Nam (Vinasa) đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
của nền CNTT Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp phần mềm nói
riêng. Để ghi nhận những đóng góp của VINASA, hôm nay (13/11), Phó
Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Chủ tịch nước đã trao tặng
Huân chương lao động hạng ba cho Hiệp hội Vinasa.
Hiện Vinasa đã có 201 doanh
nghiệp hội viên và dự kiến sẽ phát triển tăng lên con số 500 doanh
nghiệp. Để phù hợp cho phương hướng phát triển trong giai đoạn mới,
Hiệp hội sẽ đổi tên thành “Hiệp hội phần mềm và dịch vụ
công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa)”. |
Hà Bùi
(theo VnMedia)
Tin liên quan:
|