Phòng chống virus lây qua USB  
 

(Post 20/11/2010) Thời gian qua đã có một số bài viết thú vị về việc phòng chống virus lây qua USB. Tuy nhiên theo tôi, các bài viết đó mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Ngoài những cách đó, bài viết này giới thiệu cách đảm bảo an toàn bằng tài khoản hạn chế và Software Restriction Policy.

Tắt Shell hardware detection có thể ngăn virus Autorun nhưng có thể làm tắt luôn tính năng Autoplay. Tạo thư mục AUTORUN.INF trên USB có thể ngăn virus lây lan qua tệp autorun.inf nhưng không thể cấm virus ghi các tệp khác. Ngay tác giả bài viết “Nguy cơ bảo mật từ thiết bị nhớ USB” cũng thừa nhận “... cả hai cách... không đảm bảo chặn hoàn toàn các loại virus/worm... , lây nhờ sự ngờ nghệch của người dùng khi họ nhấn đúp vào tệp thi hành của nó”.

Chúng ta có thể đổ tội cho người dùng khi họ gọi tệp Phimnguoilon.exe, nhưng làm sao họ có thể luôn nhận ra những mẹo lừa ngày càng tinh vi như đặt tên tệp thi hành trùng với tên các thư mục trên USB, dùng biểu tượng thư mục cho các tệp thi hành chứa mã độc... Để ngăn chặn tận gốc các loại mã độc, chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ việc thực thi các phần mềm. Sử dụng tài khoản người dùng có quyền hạn chế sẽ ngăn chặn khả năng lây lan của những loại mã độc cần tới quyền quản trị hệ thống (chẳng hạn như ghi vào mục HKEY_LOCAL_MACHINE trong registry hay lưu tệp vào thư mục Windows).

Với công cụ có tên gọi Software Restriction Policy do Microsoft cung cấp (kể từ phiên bản Windows 2000), chúng ta có thể chặn cả những tệp thi hành do người dùng vô tình hay cố ý đem về máy và chấm dứt nguy cơ mà mọi tệp dạng Phimnguoilon.exe đem tới dù chúng được nguỵ trang bằng cách gì đi nữa. Ý tưởng chính của cách kết hợp Software Restriction Policy với việc sử dụng tài khoản hạn chế có thể được minh hoạ một cách đơn giản bằng hình dưới đây.

FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Bằng biện pháp phân quyền của Windows (áp dụng cho hệ thống tệp NTFS), chúng ta có thể chỉ cho phép người dùng và mọi loại mã độc “đi theo” họ lưu tệp ở những thư mục nhất định, còn Software Restriction Policy (SRP) sẽ giúp cấm việc thực thi mọi phần mềm nằm ngoài phạm vi hệ thống cho phép.

Cách thiết lập SRP chỉ gồm vài bước khá đơn giản:

Bước 1: Sau khi đăng nhập bằng tài khoản Administrator, bạn nhấn nút Start > Run rồi gõ gpedit.msc vào hộp thoại Run và nhấn nút OK để mở ra màn hình Group Policy. Chuyển tới mục Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings rồi nhấn chuột phải vào dòng Software Restriction Policies và tạo một chính sách mới.

Bước 2: Áp Software Restriction Policy cho tất cả các phần mềm và mọi người dùng trừ những tài khoản thuộc nhóm Local Administrators bằng cách nhấn đúp vào dòng Enforcement ở khung bên phải của màn hình Group Policy rồi chọn như trong hình dưới đây. Sở dĩ chúng ta cần đặt ngoại lệ cho các tài khoản quản trị local là vì nếu không làm như vậy, việc cài đặt/gỡ bỏ các phần mềm có thể phát sinh lỗi.

Bước 3: Nhấn đúp vào dòng Designated File Types trong khung bên phải của Group Policy. Một hộp thoại sẽ mở ra, hãy tìm tới dòng LNK trong danh sách các kiểu tệp và chọn Delete. Điều này cho phép người dùng sử dụng các shortcut trên Desktop và các biểu tượng ở thanh Quick Launch như bình thường.

Bước 4: Chuyển tới mục Security Levels để bật chế độ bảo vệ bằng cách nhấn chuột phải vào dòng Disallowed rồi chọn Set as default.

Bạn cần xác nhận điều này bằng cách nhấn vào nút Yes khi thông báo sau xuất hiện.

Với những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như khi một số phần mềm cài đặt vào thư mục riêng, không nằm trong thư mục Program Files, các bạn có thể nhấn chuột phải vào dòng Additional Rules và chọn New Path Rule để bổ sung quy tắc phụ. Nếu cần quản trị chi tiết và dễ dàng hơn, các bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các phần mềm thứ ba (chẳng hạn như Parity của công ty Bit9).

Vì việc sử dụng các phần mềm EndPoint Security vượt quá phạm vi của bài viết này nên tôi đành xin phép tạm biệt các bạn tại đây.

Lê Mạnh Hùng
(theo PC World VN)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Công nghệ khác:


Xử lý lỗi ‘429’ trong Visual Basic10 nơi nguy hiểm nhất trên Internet
Lập trình: Dùng VB.Net đọc “serial number” đĩa cứngPhím tắt “vượt thời gian”
Trung tâm nghiên cứu tối mật của NokiaCác 'bệnh' thường gặp với màn hình laptop
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11