Viễn thông-CNTT Việt Nam: Quyết ra biển lớn  
 

(Post 04/12/2010) Việt Nam đang có khát vọng sẽ có một số doanh nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020. Khát vọng này đang được đặt trên vai những “quả đấm thép” như VNPT, Viettel, VTC, FPT…

Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp thăm phòng trưng bày các thiết bị, sản phẩm do Viettel sản xuất. Ảnh: T.K

Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT - TT đặt ra một loạt mục tiêu đầy tham vọng từ nay đến năm 2015 và 2020. Một trong những mục tiêu chủ đạo là đưa ngành CNTT-TT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng hàng năm cao gấp 2-3 lần tăng trưởng GDP, đồng thời phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế và thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, Đề án sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp CNTT-TT lớn mở rộng thị trường để vươn tầm khu vực và thế giới với mục tiêu có một số doanh nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.

VNPT phấn đấu thành “đại gia” top 10 châu Á

Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT cho biết, VNPT đặt mục tiêu lọt vào top 10 nhà cung cấp giải pháp viễn thông và CNTT hàng đầu trong khu vực châu Á với doanh thu 14-15 tỷ USD vào năm 2015 và 28-30 tỷ USD vào năm 2020. VNPT cũng đã xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2015 với các nội dung chính: Phát triển bền vững, công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực cạnh tranh; khẳng định vai trò Tập đoàn kinh tế chủ lực trong nước, vươn ra thị trường quốc tế. Mục tiêu chiến lược của VNPT là đến năm 2015 trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông - CNTT hàng đầu khu vực châu Á.

Ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, từ nay đến năm 2015, mục tiêu cụ thể mà VNPT đặt ra là cơ cấu doanh thu tại thị trường nước ngoài chiếm 20% (hiện đã đạt khoảng 5%). VNPT xác định đây là mục tiêu lâu dài và đang có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng để bước ra thị trường quốc tế. Cụ thể VNPT sẽ tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện có như liên kết mạng lưới kinh doanh lưu lượng, cho thuê hạ tầng, kinh doanh dịch vụ thông tin vệ tinh trong khu vực, cung cấp sản phẩm công nghiệp ra thị trường ngoài nước, đầu tư hạ tầng và dịch vụ vào các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, VNPT sẽ nghiên cứu và đẩy mạnh công nghiệp nội dung, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ nội dung kinh doanh trong môi trường khu vực và quốc tế.

FPT APTECH cung cấp cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO9001.

Học CNTT - Học Aptech - Học tại FPT

Viettel: 15 tỷ USD là giấc mơ gần

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho rằng, kỳ vọng về doanh thu của Viettel sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015 là khả thi. Bởi nếu chỉ nhìn vào những thứ mà Viettel đang làm thì thấy mục tiêu đó là quá lớn, vì thị trường dịch vụ BCVT không thể lớn như vậy. Nhưng nếu mở rộng định nghĩa về những “hoạt động của Viettel” thì mục tiêu này lại khả thi. Chẳng hạn như đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, ngoài các dịch vụ hiện có như cố định, Internet, di động, truyền dẫn…, Viettel sẽ còn cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, dịch vụ nội dung thông tin, cung cấp và phát triển các giải pháp CNTT cho khách hàng doanh nghiệp; sản xuất thiết bị viễn thông, đầu tư ra nước ngoài... Không những cung cấp đa dạng các dịch vụ viễn thông, Viettel còn đầu tư sang các lĩnh vực khác như bất động sản.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, Viettel đặt ra mục tiêu sẽ đạt doanh thu 15 tỷ USD vào năm 2015 và trở thành 1 trong 10 công ty lớn nhất trên thế giới về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, 1 trong 30 hãng viễn thông lớn nhất trên thế giới. “10 năm qua, chúng ta giải được bài toán đưa điện thoại tới mọi người, mọi gia đình, 10 năm tới sẽ phải đưa băng rộng đến mọi người và mọi nhà. 10 năm trước, viễn thông giải quyết câu chuyện thông tin cho nhau, thì 10 năm tới, Viettel đặt mục tiêu đưa viễn thông thâm nhập vào lĩnh vực khác của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, điều khiển từ xa, thiết bị thông minh. Như vậy, sẽ không chỉ có 6 tỷ người dùng dịch vụ mà là 50 tỷ thiết bị thông minh, đến năm 2015 nó sẽ tiến tới con số 100 tỷ. Nếu chúng ta coi mỗi thiết bị thông minh là 1 thuê bao thì chúng ta sẽ thấy thị trường rất rộng mở và có nhiều việc chúng ta phải làm”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Trong chiến lược trên, Viettel cũng đặt mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2015 cho lĩnh vực sản xuất thiết bị (nghiên cứu phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử viễn thông thay vì lắp ráp). Và như vậy thì 15 tỷ USD không phải là con số quá lớn. Mục tiêu của Viettel đến năm 2015 là sẽ có thị trường quy mô 300 – 500 triệu dân. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 – 5 lần thị trường trong nước. “Nếu chúng ta có 1 quyết tâm chính trị cao, có sự quan tâm thường xuyên, chỉ đạo thường xuyên từ những lãnh đạo cao cấp nhất; nếu doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, chiến lược, bước đi phù hợp, có thêm sự điều hành triệt để, cương quyết, và có khát vọng chinh phục thế giới, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được và có thể hơn thế nữa”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước

“Nếu một doanh nghiệp có số lượng khách hàng khoảng 10 triệu người (trung bình khách hàng sẽ tiêu khoảng 8 USD/tháng, thì cơ hội đem lại doanh thu từ 1 tỷ USD trở lên cho các doanh nghiệp ICT Việt Nam là hoàn toàn khả thi”, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Chiến lược của VTC nói. Tuy nhiên, theo ông Thanh, vấn đề là ở chỗ làm thế nào để các dịch vụ của doanh nghiệp ICT tiếp cận được đối tượng đủ lớn như vậy. Tức là ngoài việc phục vụ cho đông đảo đối tượng khách hàng thuộc khối Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp thì cần tiếp cận trực tiếp đến đối tượng người tiêu dùng cá nhân. Do đó, vấn đề hiện nay là rất cần sự vào cuộc hỗ trợ của Nhà nước trong việc quảng bá, truyền thông cho các mô hình ứng dụng, mô hình sử dụng ICT thông qua các phương tiện hiện đại.

Còn ông Nguyễn Phước Hải – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CMC khẳng định: “Vươn ra thị trường nước ngoài là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp ICT Việt Nam, bởi vấn đề này đòi hỏi rất nhiều các điều kiện liên quan như chất lượng sản phẩm, công nghệ, tiềm lực tài chính, khả năng đầu tư, mức hiểu biết thị trường, khả năng đáp ứng các hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn môi trường…

Chúng tôi cũng đã tiếp cận một số thị trường như châu Phi, một số nước châu Á (Lào, Campuchia, Myanmar…) để xuất khẩu máy tính thương hiệu Việt Nam. Trong thời gian tới, CMC có thể sẽ thiết lập một số chi nhánh ở nước ngoài để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu CMC ra quốc tế”.

Nhóm phóng viên ICT
(theo báo Bưu điện Việt Nam)

Tin liên quan:


 
 

 
     
 
Văn hóa - Giáo dục khác:


Rớt nước mắt với câu chuyện mèo cứu bạnDoanh nghiệp phần mềm: Chưa thể làm ăn lớn
1 triệu chuyên gia CNTT: Nỗi lo chất lượngVINASA đổi tên thành Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam
6 clip rung động hàng triệu con tim trên mạngNgành công nghiệp phần mềm Việt Nam bứt phá
  Xem tiếp    
 
Lịch khai giảng của hệ thống
 
Ngày
Giờ
T.Tâm
TP Hồ Chí Minh
Hà Nội
 
   
New ADSE - Nhấn vào để xem chi tiết
Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 20 FPT-APTECH
Nhấn vào để xem chi tiết
Bảng Vàng Thành Tích Sinh Viên FPT APTECH - Nhấn vào để xem chi tiết
Cập nhật công nghệ miễn phí cho tất cả cựu sinh viên APTECH toàn quốc
Tiết Thực Vì Cộng Đồng
Hội Thảo CNTT
Những khoảnh khắc không phai của Thầy Trò FPT-APTECH Ngày 20-11